Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH đồng tháp (Trang 83 - 85)

V- Cán bộ hướng dẫn :TS NGUY ỄN NGỌC DƯƠNG

5. Chương 5: Hàm ý chính sách và kết luận

5.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực

Trong bất kỳdoanh nghiệp nào,con người luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp chuyên

cung cấp dịch vụ như Ngân hàng. Đây chính là cầu nối giữa khả năng cung cấp dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ đã cung cấp. Do vậy, nâng cao năng lực, trìnhđộ, khả năng phục vụ khách hàng của nhân viên là rất cần thiết.

Công tác tuyển dụng

Đây là công đoạn đóng vai trò nền tảng tạo nên chất lượng nguồn lực cho Ngân hàng. Vì vậy, khi tuyển dụng nhânsựcần lưuý một số vấn đề cơ bản sau:

+ Cần loại bỏ cơ chế ưu tiên cho “con em trong ngành” trong xét tuyển. Lựa chọn những ứngviên có trình độ, có năng lực thật sự, đối với vị trí cán bộ tín dụng quan hệ trực tiếp với khách hàng cần phải có đạo đức, khả năng giao tiếp tốt đồng thời yếu tố về ngoại hình cũng là ưu tiên cần xem xét.

+ Tổ chức bộ phận tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đưa ra các đề thi và các bài phỏng vấn phù hợp với từng vị trí nhằm đánh giá chính xác năng lực của từng ứng viên. Khi cần có thể thuê các công ty chuyên về tuyển dụng nhân sự để vừa có thể tuyển được những ứng viên có năng lực thật sự và vừa tránh được yếu tố thân quen, không trong sáng trong tuyển dụng.

Công tác đào tạo:

Đào tạo nhân viên ngay khi vừa mới tuyển dụng và đào tạo lại đối với những nhân viên đã vào ngành là hết sức quan trọng. Do đó, khi thực hiện đào tạo nhân viên cần chú ý một số vấn đề:

+ Thành lập tổ chuyên trách về công tác đào tạo nhằm cung cấp và trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho nhân viên.

+ Tập huấn những kiến thức cơ bản, những nét đặc trưng, phong cách văn hóa của Ngân hàng cho cán bộ mới tuyển dụng, giúp họ có thể hòa nhịp tốt với công tác chuyên môn.

Tổ chức những buổi tọa đàm, mời các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đến nói chuyện và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phục vụ khách hàng. Đây cũng là dịp để các nhân viên c ó thể giao lưu học hỏi lẫn nhau thông qua trao đổi thực tế những công việc phát sinh hàng ngày.

Giải pháptạo động lực:

Xây dựng những chính sách cụ thể, thiết thực nhằm tạo niềm tin, sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Vì vậy, để tạo động lực cho nhân viên cần phải:

+ Khen thưởng kịp thời đối với những nhân viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác, có thể thưởng nóng cho những viên có sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng có hiệu quả trong công việc. Việc khen thưởng phải được thực hiện một cách công khai và công bằng.

+ Tạo cơ hội cho những cán bộ trẻ có năng lực, trìnhđộ thăng tiến một cách rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng “lâu năm lên lão làng”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH đồng tháp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)