Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH đồng tháp (Trang 29 - 30)

V- Cán bộ hướng dẫn :TS NGUY ỄN NGỌC DƯƠNG

2.2.6.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

2. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

2.2.6.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm hoạt động của một số mô hình thành công nêu trên, có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng và ođiều kiện thực tế ở nước ta như sau:

Tín dụng hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn, sau đến là rủi ro về cho vay (mất vốn). Do đó, để tín dụng hộ nghèo trở thành công cụ đắc lực trong công cuộc XĐGN cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần… để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hòa vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình.

Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm… từ đó ngân hàng hạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tớitừng thành viên.

Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH đồng tháp (Trang 29 - 30)