Ngôn ngữ giàu kịch tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 100 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ giàu kịch tính

Không những giàu chất thơ, ngôn ngữ trong tác phẩm của Ma Văn Kháng còn đầy kịch tính, nhất là trong các đoạn đối thoại. Đối thoại là hình thức quan trọng trong một tác phẩm văn học. Nhờ đối thoại mà các vấn đề được xem xét dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại thường gây ra những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một

ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật mà hòa nhập tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức đối lập, qua hệ thống hình tượng.

Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã xây dựng được nhiều cuộc đối thoại giàu kịch tính. Nhà văn dường như đã kéo được người đọc lại gần mình để bàn luận, đối thoại cùng nhân vật và bản thân mình.

Trước hết là các cuộc đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại giữa những quan điểm thể hiện tính cách nhân vật tạo ra những bất ngờ giàu kịch tính làm nổi bật được nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Qua những đoại đối thoại đó, tính cách nhân vật được bộc lộ, người đọc có thể rút ra được những triết lý nhân sinh thế sự. Đây là cuộc đối thoại giữa chủ tịch Luông và bà cụ Lã, làm nổi bật được sự thông minh, sắc sảo của bà cụ gần 70 với một tên quyền hành ngu dốt và hợm hĩnh:

- Trình ông, trẻ thì bé dại thơ ngây, già thì lẫn lộn biết ngày nào khôn! Ông nói vậy, giờ tôi mới biết. tôi cũng không ngờ thằng gián điệp nó biết câu tốt lễ thì dễ van. Và con người thì bé mà cái mắt thì to. Ra quân nó đểu cáng quá.

- Đúng thế!

- Nếu vậy, thưa ông, tôi xin góp ý để phường ta làm thử xem. Tương kế tựu kế, ta cho toàn dân giả vờ móc nối với bọn gians điệp, bọn phản động quốc tế để moi tiền của nó, moi mãi cho kỳ nó kiệt quệ thì thôi. Thế là ta chẳng cần đánh nó cũng tan. Thôi, xin phép ông tôi về…

- Ơ kìa [13, 156].

Và qua các cuộc đối thoại, nhân vật đã tự bộc lộ các quan điểm trái ngược nhau tạo nên tiếng nói khác nhau. Đây chính là tính đa âm trong đối thoại. Và cũng thông qua các cuộc đối thoại tính cách nhân vật được bộc lộ rất rõ. Qua các cuộc đối thoại giữa bà cụ Lã với Hứng, lão Luông, đều thể

hiện rõ tính cách mạnh mẽ, ngay thắng và cứng rắn của một người đã gần 70 tuổi chống lại những kẻ nắm quyền, chuyên quyền và tàn nhẫn. Nhưng qua những cuộc đối thoại với con cháu, với những người hàng xóm tốt bụng, bà lại là một người hiền lành, nhân hậu và giàu tình cảm.

Đặc biệt trong tác phẩm, ngôn ngữ đối thoại người trần thuật thường tự rút lui vào bên trong để nhường chỗ cho lời nhân vật tự bộc lộ bằng chính ngôn ngữ của mình. Đó là ngôn ngữ gắn liền với tính chất mang sắc thái riêng của nhân vật. Đây là cuộc đối thoại giữa bà cụ Lã với Việt - bạn của Duy:

- Lớp cháu chia làm hai phe. Y như phường ta đấy bà ạ - Sao? Cháu bảo phường ta thế nào?

- Phường ta cũng chia hai phe. Phe ông Luông, phe cụ Hồn Nhiên, cụ Vinh Pháo. Cháu nghe bố cháu nói. Thôi, cháu chào bà, chào cô Quyên, cháu và bạn Duy đi đây!

Bà tôi nhìn theo tôi và Việt, thoát một hơi thở thảnh thơi. Đoạn quay sang cô Quyên đang ngồi nhặt rau, bà thủ thỉ:

- Trẻ con giờ nó tinh ý, sáng dạ hơn xưa nhiều. Nhưng cũng lắm đứa tai quái quá cơ, cô giáo ạ. Ai lại chơi với nhau, còn bé tí mà đã gian vặt lại vu vạ, cậy quyền thế, bắt nạt, chèn ép nhau, thậm chí còn giở trò áp bức, trấn lột nhau… [13, 70].

Đồng thời, trong tiểu thuyết, nhà văn còn sử dụng hình thức đối thoại trong độc thoại, đây là hình thức diễn tả sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật: “Và tôi đã run bắn cả người lên, một hôm tôi thấy nó ngồi một mình trong nhà, lầm thầm nói chuyện với một bóng hình tưởng tượng là mẹ nó, với một câu cứ đay đi đay lại thật não lòng: mẹ ơi, mẹ có nhớ con không? Con nhớ mẹ lắm mẹ à” [13, 258].

Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời được nhào nặn từ kho ngôn ngữ dân gian đậm

nét hài hước, sâu cay, vừa được tạo dựng từ sự trải nghiệm của chính bản thân nhà văn từ cuộc sống. Ma Văn Kháng đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ và giọng điệu xuất sắc trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của mình. Và khẳng định sự tìm tòi đổi mới của tác giả về nghệ thuật văn chương, khẳng định sự đóng góp của tác giả vào việc làm giàu có vốn ngôn ngữ trong nền văn học đương đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w