Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 95 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật

Trong văn học “ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học”. Một tác phẩm văn học muốn hoàn thành và chuyển đến người đọc một nội dung nào đó thì yếu tố đầu tiên làm phương tiện để nhà văn xây dựng tác phẩm chính là ngôn ngữ. Đó cũng là “cơ sở đầu tiên và là đơn vị cuối cùng trong việc thể hiện phong cách nhà văn”. Có thể nói, con đường hình thành nên phong cách nghệ thuật nhà văn, nhà thơ được thể hiện qua vốn từ cũng như hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, biện pháp tu từ được xuất hiện nhiều với tần số cao trong tác phẩm của họ. Vì thế nhà văn bao giờ cũng ý thức được sức mạnh của ngôn ngữ để xây dựng một hệ thống ngôn ngữ riêng cho tác phẩm của.

Sáng tác của Ma Văn Kháng đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ chân thật gần gũi và đậm chât thơ, kịch tính. Và với sự trải nghiệm

trong cuộc sống, trong chính cuộc đời cầm bút của mình cùng với sự tinh tế, ý thức trách nhiệm với văn chương, trong tác phẩm của ông, ta thấy có sự cách tân mới mẻ cũng như sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ. Với tiểu thuyết

Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã đạt đến hiệu quả cao khi vận dụng

kết hợp một cách nhuần nhuyễn ngôn ngữ chân thật, gần gũi với đời sống hàng ngày và ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính. Đọc Ma Văn Kháng ta thấy quả là văn có hồn và chữ nghĩa nhiều khi “cựa quậy” trên trang giấy, làm xao động tâm trí, cảm quan. Ma Văn Kháng có một kho chữ nghĩa thật phong phú, kho ngôn ngữ của muôn mặt đời thường. Đó là công phu cũng là tài năng gom góp một đời, sống và viết mà trước hết là sống. Nhà văn đã lăn lộn vào cuộc sống đa dạng, phức tạp cũng là dấn thân, xông xáo vào lĩnh vực văn chương để từ đó bồi đắp cho vốn ngôn ngữ tươi mới như vốc từ cuộc đời và những cảnh đời. Chỉ riêng hai nửa cuộc đời ở hai quê hương sáng tác - miền núi và miền xuôi đô thị - cũng là hai vùng thẩm mỹ của sáng tạo nghệ thuật, đã tạo dựng nên những cấu trúc ngôn ngữ văn hoá khác nhau. Để từ đó, nhà văn có thể khai thác, vận dụng linh hoạt trên trang viết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 95 - 96)