Nghệ thuật tổ chức giọng điệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 85 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu

Với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ, giọng điệu được xem là sản phẩm liên kết giữa các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, in đậm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường, tư tưởng đặc điểm của nhà văn

đó, hình thức được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [4, 113]. Như vậy giọng điệu với tư cách là thành phần cơ bản liên kết các yếu tố hình thức để tạo thành một chỉnh thể. Giọng điệu góp phần quan trọng vào việc làm nên phong cách nhà văn, mỗi nhà văn có một đặc sắc riêng trong giọng điệu ngôn từ. Trần Đình Sử cho rằng: “Giọng điệu nghệ thuật là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm người ta không thể bỏ qua được nó” [32, 298].

Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiếu đóng góp cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thực đa diện, đa chiều phức tạp, nhà văn đã cảm nhận cuộc sống trong nhiều cung bậc tốt - xấu, trắng - đen, thiện - ác. Chính từ cái nhìn đa dạng, đa chiều như thế, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã đem đến nhiều sắc thái giọng điệu và chính yếu tố thẩm mĩ này đã góp phần quan trọng vào thành công của mỗi tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 85 - 86)