7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Những đóng góp chính
Qua từng tiểu thuyết, Ma Văn Kháng liên tục gặt hái được những thành tựu đáng kể. Ở đề tài nào ông cũng có những tác phẩm có giá trị, thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu, phê bình văn học. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế. Ngoài Mùa lá rụng
trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn
vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001). Có thể nói các giải thưởng cùng con
đường sáng tác gần nửa thế kỷ đã khẳng định vị thế của ông trong lòng độc giả cũng như trong đời sống văn học.
Ma Văn Kháng là nhà tiểu thuyết viết đều, viết khỏe và thành công ở thể loại tiểu thuyết. Với chặng đường gần 50 năm trong cuộc đời văn nghiệp của mình, Ma Văn Kháng đã có một gia tài đồ sộ về sáng tác tiểu thuyết. Trong số đó có rất nhiều tác phẩm ngay từ khi ra đời đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận và trở thành đề tài tranh luận phê bình của các nhà nghiên cứu, tạo nên hiệu ứng tích cực trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Về mặt nội dung, đọc các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta thấy Ma Văn Kháng quan tâm nhiều đến hiện thực của cuộc sống. Tất cả những hiện thực của cuộc sống đều được ông phơi bày trên trang văn một cách tường tận, cụ thể. Ở mỗi khía cạnh của hiện thực cuộc đời, mỗi góc khuất của tâm hồn con người ông đều thể hiện một cái nhìn, một quan niệm mới. Trong tác phẩm của ông, hiện thực được phản ánh một cách chân thật mà gần gũi, ông viết về gia đình với những số phận cá nhân, những mảnh đời trong những mối quan hệ gia đình, anh em, xã hội; viết về bi kịch của người trí thức, ông đều thể hiện một văn phong điêu luyện, một tâm hồn đồng cảm của nhà văn đối với con người và thân phận của họ.
Tác giả Trần Đăng Xuyền, trong bài viết “Một cách nhìn cuộc sống hôm nay” đăng trên báo Văn nghệ số 15 - 19 - 1983 đã đưa ra nhận định xác đáng về tiểu thuyết Mưa mùa hạ: "Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ là
chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu là xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái xấu, trước những bước cản đi lên Chủ nghĩa xã hội" [58, 56].
Sau Mưa mùa hạ, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Đó là cuốn tiểu thuyết biểu hiện cho xu thế văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu như nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi người.
Nói về cái nhìn của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Đám cưới không
có giấy giá thú, trong bài viết: "Đọc Đám cưới không có giấy giá thú” của Lê
Ngọc Y, tác giả đã nhận thấy "Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống tác giả đã mô tả những người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết trở nên sống động" [tr13]. Từ đó, tác giả nhấn mạnh Ma Văn Kháng đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói xấu, cái bất bình thường vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy một chiều này u ám mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ.
Xét về mặt nghệ thuật, với sự đóng góp của mình, Ma Văn Kháng được coi là một trong những người có thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong sự sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo về ngôn ngữ.