7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Để thấy được cái hay về nghệ thuật xây dựng tình huống trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, trước hết ta cần hiểu tình huống truyện là gì? Tình huống
truyện là hoàn cảnh riêng (thời gian, không gian, sự việc diễn ra trong thời gian không gian đó) được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét nhất.
Tiểu thuyết yêu cầu tái hiện cuộc sống khách quan trong mọi giới hạn của không gian và thời gian dài nên tiểu thuyết là sự triển khai của một tình huống lớn bao hàm trong nó rất nhiều các tình huống nhỏ. Tình huống trong một tiểu thuyết có khi là một biến cố lớn, dữ dội làm thay đổi cả cuộc đời, số phận nhân vật nhưng cũng có khi nó là một cuộc va chạm bất ngờ, một cuộc gặp gỡ, một chi tiết lạ hay một hành động ngẫu nhiên… Và khi xây dựng tình huống truyện mỗi nhà văn thông qua đó để liên kết các mối quan hệ giữa các nhân vật để từ đó tính cách nhân vật được bộc lộ, dụng ý nghệ thuật khi xây dựng nhân vật được thể hiện rõ.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, ông khai thác hiện thực của đời sống hàng ngày, với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách hay mọi mối quan hệ xã hội, ứng xử trong đời sống… Chính vì lẽ đó, trong các tác phẩm, tình huống chính là tình huống đời thường, là tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình, trường lớp, hàng xóm. Nó thường mang tính bi kịch rõ nét, với sự thua thiệt của cái đúng, của người lương thiện, của kẻ yếu. Vì thế, tuy nhỏ song tình huống ấy lại bộc lộ những vấn đề lớn lao, nhức nhối liên quan tới cả xã hội, như giáo dục, y tế, pháp luật,…Ngoài ra, cũng có tác phẩm xây dựng tình huống mang tính bất ngờ, gay cấn, như tác phẩm Chó Bi - đời lưu lạc. Truyện càng về cuối lại càng đậm chất bất ngờ, kì ảo như truyện trinh thám, gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Từ đó, nó cũng góp phần thể hiện được tính cách nhân vật và thúc đẩy cốt truyện phát triển.