b. Nâng cao năng lực của kiểm toán viên
3.3.4. Khuyến nghị với các cấp ban ngành tỉnh Thanh Hóa
Hóa
Để nâng cao vai trò và tính hiệu lực của các kết luận của kiểm toán nhà nước khu vực XI về chương trình mục tiêu quốc gia, các cấp, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa cần có nhiều sự hỗ trợ nhằm:
Tăng cường nhận thức của các đơn vị về kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia;
Nghiêm túc tiếp thu và thực hiện các kết luận và kiến nghị của kiểm toán nhà nước khu vực XI về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới;
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra địa phương với Kiểm toán nhà nước khu vực XI trong quá trình lập kế hoạch thanh tra,
kiểm tra các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, tránh sự chồng chéo, gây phiền hà và bức xúc cho đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường hỗ trợ về tinh thần, cơ sở vật chất đối với các đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia do Kiểm toán Nhà nước khu vực XI thực hiện, bao gồm:
Hoàn chỉnh toàn diện, đồng bộ cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước khu vực XI thực hiện kiểm toán hoạt động chi ngân sách nhà nước trên địa bàn nói chung và chương trình MTQG nói riêng tỉnh Thanh Hóa;
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu kiểm toán ngày càng nâng cao;
Tăng cường cơ sở vật chất cho Cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực XI Nâng cao nhận thức của đơn vị về kiểm toán hoạt động
Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực XI với các cơ quan kiểm tra, giám sát đóng trên địa bàn;
Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm về kiểm toán hoạt động trong nội bộ ngành nói riêng và hội nhập, hợp tác quốc tế nói chung
Ngoài ra, luận văn còn đề xuất nhiều kiến nghị với Nhà nước, Kiểm toán nhà nước và các cấp, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ nâng cao tính hiệu quả của kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Theo quy định Kiểm toán hoạt động là một trong ba loại hình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước – Một cơ quan chuyên môn có tính độc lập cao được Quốc hội và Nhà nước giao thực hiện chức năng kiểm tra tài chính công. Chức năng của kiểm toán hoạt động chính là chỉ ra những bất cập về cơ chế quản lý và việc thực thi chính sách, giúp cho chính quyền địa phương có căn cứ sắp xếp lại bộ máy quản lý, giảm bớt các đầu mối trung gian và hoạt động có hiệu quả hơn. Có thể nhận thấy rõ vai trò của kiểm toán hoạt động tài chính công nói chung cũng như kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia tại kiểm toán nhà nước khu vực XI còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Tăng cường kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Thanh Hóa.
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết hoàn chỉnh về hoạt động kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, chỉ rõ lý do tại sao lại phải tiến hành kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong chương 2.
Để nâng cao tính thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, luận văn cũng tiến hành khảo sát chọn mẫu (n=204 đối tượng) thuộc các thành phần như cán bộ xã, huyện thuộc 7 huyện nghèo được tiến hành kiểm toán hoạt động chương trình 30a trong năm 2012 (104 cán bộ xã và 46 cán bộ huyện); 30 cán bộ thuộc Ban quản lý dự án thuộc chương trình 30a; 24 cán bộ kiểm toán nhà
nước khu vực XI có liên quan tới việc kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia; 50 cán bộ lãnh đạo thuộc các sở ban ngành của tỉnh Thanh Hóa cũng như kiểm toán nhà nước khu vực XI để đánh giá khách quan, đa chiều kết quả kiểm toán của đoàn kiểm chương trình 30a trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Từ khung lý thuyết và những đánh giá thực tiễn, luận văn kết luận có 6 nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trong công tác triển khai kiểm toán hoạt động chương trình 30a tại 7 huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa trong năm 2012, bao gồm các nguyên nhân liên quan tới môi trường luật pháp và cơ chế chính sách về kiểm toán hoạt động; tổ chức bộ máy và năng lực của các kiểm toán viên; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm toán; nhận thức của các cấp, các ngành, của công chúng và xã hội về vai trò của kiểm toán hoạt động; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; hợp tác quốc tế về kiểm toán, trao đổi kinh nghiệp kiểm toán giữa các kiểm toán nhà nước chuyên ngành và khu vực.
Trong chương 3, căn cứ trên thực trạng, hạn chế và nguyên nhân đã kết luận trong chương 2, luận văn đề xuất 9 giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Trong đó, luận văn tập trung phân tích những giải pháp quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán như: (1) Hoàn chỉnh toàn diện, đồng bộ cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước nói chung và Nhà khu vực XI thực hiện kiểm toán hoạt động chi ngân sách nhà nước nói chung và chương trình MTQG nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của kiểm toán viên (3) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra địa phương với Kiểm toán nhà nước khu vực XI trong quá trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ quan kiểm toán Quốc gia Thụy Điển, Sổ tay về kiểm toán hoạt động lý thuyết và thực tiễn, 1999.
2. Trần Nữ Hồng Dung (2014), Tiêu chí đánh gía loại hình kiểm toán hoạt
động, Báo kiểm toán, số 2/2014.
3. PGS. Nguyễn Đình Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm KH&BDCB, Kiểm toán hoạt động của kiểm toán nhà nước Liên bang Australia và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán nhà nước Việt Nam.
4. Trần Thị Ngọc Hân, Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, Luận án tiến sỹ.
5. Nguyễn Thị Phương Hoa, Phan Thị Thanh Loan (2013), Kiểm toán hoạt
động chuyển giá trong nền kinh tế hội nhập ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
phát triển, số 196 (II), tháng 10/2013.
6. Đoàn Văn Hoạt, Đôi nét về tiêu chuẩn đánh giá trong kiểm toán hoạt động, Tạp chí phát triển kinh tế trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
7. GS. TS. Vương Đình Huệ (Chủ biên) (2004), Giáo trình kiểm toán, Học Viện Tài Chính, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Hưng và Mai Văn Bưu (2013). Quản lý nợ công và vai trò
của Kiểm toán Nhà nước: Tạp chí kinh tế và phát triển, số 198, tháng
12/2013
9. INTOSAI, ASOSAI (2004), Các chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin, Nxb Thống kê Hà Nội. 10. Kiểm toán nhà nước khu vực XI (2012), Báo cáo kiểm toán chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại tỉnh Thanh Hóa.
11. Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Quy định tạm thời về tiêu chí và thang điểm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán (Ban hành kèm theo Quyết định
số 1943/QĐ-KTNN ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
12. Kiểm toán nhà nước Việt Nam (online), Các giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm toán hoạt động, truy cập tại http://www.sav.gov.vn/2866-1- ndt/cac-giai-phap-nang-cao-chat-luong-kiem-toan-hoat-dong.sav lúc 16:54
ngày 15 tháng 2 năm 2015
13. Kiểm toán nhà nước Việt Nam (online), Các tiêu chí đánh giá tính kinh
tế,hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động kiểm toán ngân sách bộ, ngành,
truy cập tại http://www.sav.gov.vn/2867-1-ndt/cac-tieu-chi-danh-gia-tinh- kinh-te-hieu-luc-va-hieu-qua-trong-hoat-dong-kiem-toan-ngan-sach-bo-
nganh.sav lúc 17:25 ngày 11 tháng 3 năm 2015
14. Kiểm toán nhà nước Việt Nam (online), Xác định các tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, truy cập tại http://www.sav.gov.vn/2872-1-ndt/xac-dinh-cac- tieu-chi-danh-gia-tinh-kinh-te-hieu-luc-va-hieu-qua-trong-kiem-toan-cac-
tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc.sav lúc 17:00 ngày 11 tháng 3 năm 2015
15. Hoàng Diệu Linh (2014), Kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
nhà nước,Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, ĐH Kinh tế.
16. TS. Bùi Hải Ninh (Chủ nhiệm đề tài), TS. Nguyễn Đình Hựu, CN. Đỗ Mạnh Hàn, TS. Lê Quang Bính, Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt
động (Kiểm toán Nhà nước, 1999), Đề tài cấp bộ
17. Quốc Hội (2005), Luật kiểm toán nhà nước.
18. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Chủ biên) (2009), Giáo trình Kiểm toán
hoạt động, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
19. Nguyễn Việt Tiến (2012). Chính sách việc làm ở việt nam. Thực trạng và
định hướng hoàn thiện: Tạp chí kinh tế và phát triển, số 181, tháng 07/2012
20. Nguyễn Lương Thuyết, Phạm Thị Bích Chi (2014), Một số định hướng về
xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số
PHỤ LỤC 01: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA
Tổng số Tỷ lệ
1. Tổng số phiếu điều tra 204
2. Theo giới tính 92 100% 2.1.Nam 59 64% 2.2.Nữ 33 36% 3. Nơi công tác 92 100% 3.1. Cán bộ địa phương 63 68% 3.2 Cán bộ kiểm toán 29 32% 4. Chức danh 92 100%
4.1.Chuyên viên cao cấp 12 13%
4.2.Chuyên viên chính 27 29% 4.3 Chuyên viên 53 58% 5. Trình độ học vấn 92 100% 5.1.Sau đại học 18 20% 5.2.Đại học 49 53% 5.3.Cao đẳng 25 27% 5.4.Khác 0 0% 6. Trường tốt nghiệp 92 100% 6.1.Kinh tế 57 62% 6.2. Khác 35 38%
7. Chuyên ngành đào tạo 92 100%
7.1.Tài chính , kế toán, kiểm toán 42 46%
7.2. Khác 50 54%
8.Trình độ lý luận chính trị 92 100%
8.1 Cao cấp 22 24%
8.2. Trung cấp 28 30%
PHỤ LỤC 02: XỬ LÝ MẪU PHIẾU SỐ 1
Đánh giá mức độ thực tế đạt được hiện nay về kiểm toán hoạt động trong kiểm toán chương trình 30a&167 năm 2012
Tổng số ý kiến Trong đó Điểm TB 1 2 3 4 5
1. Tính tiết kiệm của cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012
1.1. Cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012 giúp địa phương tiết kiệm vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạng tầng KT-XH tại các huyện nghèo ở mức nào so với kỳ vọng của Quốc hội, Chính phủ và nhân dân.
48 3 3 5 12 25 4.10
1.2. Cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012 giúp địa phương tiết kiệm được kinh phí của chương trình cấp cho một số khoản mục ở mức nào với kỳ vọng của Quốc hội, Chính phủ và nhân dân (ví dụ: chi phí cấp thẻ bảo hiểm cho người nghèo).
48 4 3 6 18 17 3.85
1.3. Cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012 giúp địa phương thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chương trình theo chiều hướng tốt lên hay giảm đi.
48 0 0 7 17 24 4.35
2. Tính hiệu quả của kiểm toán hoạt động
2.1.Cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012 đạt được hiệu quả ở mức nào so với mục tiêu đặt ra ban đầu của cuộc kiểm toán.
48 0 5 5 17 21 4.13
2.2. Cuộc kiểm toán chương trình 30a năm 2012 có tác động ở mức nào đối với địa phương trong quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia.
48 0 0 4 11 31 4.40
2.3. Cuộc kiểm toán chương trình 30a giúp địa phương giảm việc sử dụng lãng phí kinh phí các chương trình mục tiêu Quốc gia ở mức nào.
48 0 0 10 24 14 4.08
3. Tính hiệu lực của kiểm toán hoạt động
3.1. Tỷ lệ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kiến nghị của kiểm toán Nhà nước sau khi có kết luận kiểm toán chương trình 30a ở mức nào.
48 0 0 11 13 24 4.27
3.2.Sau khi có kết quả và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán chương trình 30a, việc sử dụng sai mục đích kinh phí một số chương trình mục tiêu Quốc gia được giảm thiểu tới mức nào.
PHỤ LỤC 03: XỬ LÝ MẪU PHIẾU SỐ 2
Đánh giá mức độ thực tế đạt được của các biện pháp thực hiện kiểm toán hoạt động trong kiểm toán chương trình 30a&167 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Trong đó Tổng ý kiến trả lời 1 2 3 4 5 ĐiểmTB 1. Về các văn bản pháp quy và cơ chế chính sách về kiểm toán hoạt động
1.1. Mức độ đầy đủ của văn bản 60 0 12 30 13 5 3.18 1.2. Tính đồng bộ của văn bản 60 4 20 10 16 10 3.13 1.3. Tính khả thi của văn bản 60 0 19 14 16 11 3.32 1.4.Tính kịp thời của văn bản. 60 9 12 14 19 6 3.02 2. Công tác tổ chức bộ máy
2.1. Mức độ tinh giản, gọn nhẹ của bộ máy tổ chức đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán.
60 0 0 42 13 5 3.38
2.2. Mức độ minh bạch, trung thực và khách quan trong công tác điều hành của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán.
60 0 0 16 19 25 4.15
2.3. Mức độ nghiêm túc trong việc chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động, giờ giấc và lề lối làm việc của đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán. 60 0 0 0 32 28 4.47 3. Năng lực đội ngũ cán bộ kiểm toán 3.1. Đảm bảo về số lượng cán bộ 60 0 0 15 17 28 4.22
3.2. Đảm bảo về cơ cấu đội ngũ 60 0 0 0 37 23 4.38 3.3. Đảm bảo về chất lượng cán
bộ 60 0 0 0 44 16 4.27
3.4. Thực hiện quy trình thi tuyển, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ công chức và luân chuyển vị trí công tác;
60 0 10 13 22 15 3.70
4. Đảm bảo cơ sở vật chất 4.1. Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán.
60 0 0 45 10 4 3.25
4.2. Mức độ đề nghị hỗ trợ về về nơi ăn ở, phương tiện đi lại trong quá trình tác nghiệp của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán.
60 0 9 14 21 16 3.73
4.3. Mức độ tự nguyện hỗ trợ của đơn vị được kiểm toán về nơi ăn ở, phương tiện đi lại trong quá trình tác nghiệp của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán.
60 0 0 0 33 27 4.45
5. Nâng cao nhận thức về kiểm toán hoạt động
5.1. Mức độ hiểu biết về kiểm
toán hoạt động. 60 0 17 19 15 9 3.27
5.2. Khả năng phân biệt được 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Tuân thủ và kiểm toán Hoạt động.
60 0 0 9 22 29 4.33
5.3. Mức độ cần thiết phải thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
60 0 13 24 22 1 3.18
6. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị
6.1. Sự phối hợp của Kiểm toán Nhà nước khu vực XI với các