Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 110 - 112)

b. Nâng cao năng lực của kiểm toán viên

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan

toán Nhà nước với các cơ quan kiểm tra, giám sát đóng trên địa bàn

Ở nước ta, các cơ quan kiểm tra của nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo luật định ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm toán, cơ quan kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán nhà nước khu vực XI nói riêng không phải là cơ quan duy nhất thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách quốc gia chi cho các cạnh tranh mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hoạt động

này còn được các đơn vị như Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, HĐND, Thanh tra thuộc Sở Tài Chính… thực hiện dưới dưới nhiều hình thức, phương thức và đều với tư cách là biện pháp thực thi quyền lực nhà nước.

Mặc dù vậy, phạm vi và mức độ kiểm tra cũng như nội dung giám sát của các đơn vị là không giống nhau. Vì vậy, để tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan này với kiểm toán nhà nước, cần phải có sự phân công rành mạch, rõ ràng cũng như cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và thực hiện chức năng kiểm toán, thanh tra, giám sát nói riêng. Do đó, cần phải ổn định về địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy; hoàn thiện cơ chế quản lý và phân định phạm vi hoạt động của từng cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra và kiểm toán một cách khoa học, phù hợp yêu cầu và nội dung quản lý. Việc phân định rõ chức năng và sự phối hợp giữa các cơ quan trên cần được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng:

Thứ nhất, cần xác định rõ địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của từng

cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra và kiểm toán cho hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự chồng chéo về chức năng, nhiệm theo hướng sát nhập như đã nêu ở phần trên.

Thứ hai, nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm

tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán trong công tác cung cấp thông tin về kế hoạch kiểm toán và kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng...

Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm toán Nhà

nước khu vực XI với từng cơ quan kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã được từng cơ quan phát hiện; phối hợp trong việc thông báo kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị của

Kiểm toán Nhà nước và xây dựng cơ chế để đôn đốc và xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước…

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm toán Nhà

nước khu vực XI với các địa phương (kể cả thành uỷ và tỉnh uỷ) trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; tình hình phòng chống tham nhũng; tình hình thanh tra, kiểm tra; trong qúa trình kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán ngân sách địa phương cũng như trong quá trình đôn đốc, kiểm tra theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước...

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w