7. Kết cấu luận văn
1.3.2.3. Về xây dựng các tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động
Các tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn hiệu quả hợp lý có thể đạt được mà theo đó có thể đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động: Chúng phản ánh một mô hình mang tính quy chuẩn (lý tưởng) đối với đối tượng mà kiểm toán hoạt động cần xem xét; Chúng thể hiện những thông lệ tốt hoặc tốt nhất. Khi đối chiếu các tiêu chí với hiện trạng sẽ tạo ra các phát hiện kiểm toán: Nếu đạt được hoặc vượt các tiêu chí thì đó là "thông lệ tốt nhất“, còn nếu không đạt được các tiêu chí thì có thể cần những cải tiến. Các tiêu chí thích hợp đảm bảo một số tính chất sau:
Một là, độ tin cậy: Các tiêu chí đáng tin cậy sẽ giúp đưa ra những kết luận nhất quán cả khi kiểm toán viên khác sử dụng trong điều kiện tương tự;
Hai là, tính khách quan: Các tiêu chí khách quan sẽ làm cho các đánh giá không bị ảnh hưởng bởi định kiến của kiểm toán viên hay lãnh đạo;
Ba là, tính hữu ích: Các tiêu chí hữu ích sẽ dẫn đến những phát hiện và kết luận thoả mãn nhu cầu thông tin của người sử dụng;
Bốn là, tính dễ hiểu: Các tiêu chí dễ hiểu được diễn đạt rõ ràng và không để có những khác biệt lớn trong cách diễn giải;
Năm là, khả năng so sánh: Các tiêu chí có thể so sánh được phải thống nhất với những tiêu chí đã được sử dụng trong kiểm toán hoạt động ở những đơn vị hoặc hoạt động khác tương tự và trong những cuộc kiểm toán hoạt động trước đây tại cùng đơn vị được kiểm toán;
Sáu là, tính đầy đủ: Đòi hỏi bao hàm toàn bộ các tiêu chí quan trọng, thích hợp cho việc đánh giá một hành vi kinh tế.
Bảy là, tính chấp nhận được: Các tiêu chí chấp nhận được là tiêu chí mà nói chung các chuyên gia trong lĩnh vực đó, các đơn vị được kiểm toán, cơ quan lập pháp, các phương tiện truyền thông và công chúng đều thừa nhận và sử dụng.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau:
- Lý luận chung về kiểm toán hoạt động trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, đã đề cập được những nội dung được kiểm toán hoạt động thực hiện trong các cuộc kiểm toán, phương pháp kiểm toán hoạt động, các chuẩn mực của kiểm toán hoạt động cũng như các tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động;
- Khái quát hóa hoạt động kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia (về tầm quan trọng phải kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia; về nội dung, yêu cầu và vai trò kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia…);
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm:
+ Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán hoạt động nói riêng
+ Tổ chức bộ máy và chế độ đãi ngộ cho kiểm toán viên + Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm toán
+ Nhận thức của các cấp, các ngành, của công chúng và xã hội về vai trò của kiểm toán hoạt động
+ Hạn chế trong hợp tác quốc tế về kiểm toán, trao đổi kinh nghiệm kiểm toán giữa các kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu vực.
- Tìm hiểu kinh nghiệm kiểm toán hoạt động các chương trình mục tiêu quốc gia và bài học rút ra cho kiểm toán nhà nước Việt Nam nói chung, kiểm toán nhà nước khu vực XI nói riêng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA