Lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán hoạt động

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.1.Lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán hoạt động

Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán, đoàn kiểm toán đã xác định kế hoạch kiểm toán gồm 4 giai đoạn như sau:

Bước 1: Khảo sát sơ bộ thông tin và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp KTV và nhóm kiểm toán hiểu biết đầy đủ về hoạt động và những giao dịch tài chính liên quan tới chương trình 30a; thu thập được các tài liệu cần thiết ban đầu để lựa chọn phương thức tổ chức và các thủ tục kiểm toán. Các thông tin được thu thập ban đầu tập trung vào mục tiêu kiểm toán và đảm bảo hiệu quả qua lợi ích của thông tin cho kết quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán như thông tin về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị tại 7 xã trong mối quan hệ với chương trình 30a; mục tiêu chung của chương trình và mức cụ thể của chương trình đối với các xã được kiểm toán; cơ cấu tổ chức và trách nhiệm giải trình của từng cấp (xã, huyện, tỉnh); tác động bên trong và bên ngoài đối với kiểm soát hoạt động được kiểm toán; các nguồn lực phân bổ cho chương trình cùng với quy trình kỹ thuật, quản lý hoạt động.

Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm toán

Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-KTNN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (gọi tắt là CT 30a), bắt đầu từ ngày 08/5/2012 đến ngày 06/8/2012, Đoàn KTNN thuộc KTNN Khu vực XI đã tiến hành kiểm toán tại tỉnh Thanh Hóa với các nội dung chính sau:

- Kiểm toán việc thực hiện CT 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP niên độ 2009, 2010, 2011 và các thời kỳ trước sau có liên quan.

- Đối với các nguồn kinh phí của các CT 30a, dự án, chế độ, nhiệm vụ chi đang thực hiện trên địa bàn huyện nghèo có mục tiêu trùng với mục tiêu của CT 30a chỉ kiểm toán tổng hợp để đánh giá việc lập, phân bổ, giao dự toán và việc lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện CT 30a.

- Đối với kinh phí để thực hiện các CT 30a, dự án, đề án mới phát sinh theo Nghị quyết 30a: Kiểm toán để xác nhận số liệu, tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí; kiểm tra từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán đến việc sử dụng, việc thực hiện công tác kế toán, khóa sổ cuối năm và quyết toán kinh phí. Tại các đơn vị được kiểm toán chỉ căn cứ vào báo cáo quyết toán, sổ kế toán, chứng từ và các hồ sơ, tài liệu liên quan do đơn vị cung cấp; không chứng kiến kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa, kiểm quỹ tiền mặt, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Đối với các dự án đầu tư thực hiện kiểm toán chi tiết 06 dự án.

Bước 3: Xây dựng hệ thống tiêu chí và mức tiêu chuẩn đánh giá hoạt động

Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán hoạt động

Trong giai đoạn này cần thực hiện nhiều công việc trên phạm vi rộng với khối lượng dữ liệu lớn chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau.

Để đánh giá hiệu lực, KTV và đoàn kiểm toán cần thực hiện những công việc sau:

- Nghiên cứu môi trường kiểm soát của các xã về nhận thức, quan điểm, thái độ của các cấp quản lý về chính sách nhân sự và cơ cấu tổ chức, tỏ chức hoạt động của ban kiểm soát.

- Tìm hiểu hệ thống kế toán và thực hiện các thủ tục kiểm soát

- Đánh giá hiệu lực của các quy định và trình tự trọng yếu của chương trình 30a từ nhiều nguồn thông tin thông qua việc xác định và phân tích các vấn đề chính, nghiên cứu chung về cuộc kiểm toán và nhiều nguồn dữ liệu khác.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý, cần thực hiện công việc trên 2 khía cạnh sau:

- Đo lường hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý trên cơ sở hệ thống tiêu chí đã được xác định và các tài liệu đã thu thập để tính toán và đo lường.

- Phân tích kết quả đo lường

Để thực hiện kế hoạch kiểm toán đã đề ra, các phương pháp được đoàn kiểm toán sử dụng bao gồm:

- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan tới chương trình 30a

- Phỏng vấn nhiều đối tượng là các trưởng, phó đơn vị ở xã liên quan tới chương trình 30a nhằm thu thập thông tin, dự định, ý tưởng và xác nhận các dữ kiện, dữ liệu, giúp củng cố các phát hiện liên quan và kiến nghị của KTV.

- Khảo sát

- Kiểm tra, đánh giá quy chế, quy trình kiểm soát, quản lý - Phân tích số liệu thống kê và số liệu kế toán

- Tái lập các mô hình về cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình quản lý đối với cạnh tranh 30a ở các cấp.

Giai đoạn 3: Tổng hợp và báo cáo

- Xác định kế hoạch tổng thể qua đánh giá tổng quát tình hình và kết quả kiểm toán

- Tập hợp thông tin theo kế hoạch kiểm toán

- Soạn thảo báo cáo với những đánh giá kiểm toán và bình luận của nhà quản lý

- Trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các phát hiện kiểm toán, thống nhất các kết luận và kiến nghị, những thông tin cần bổ sung

- Hoàn tất báo cáo và chuyển đến đúng địa chỉ

Giai đoạn 4: Theo dõi thực hiện kết luận kiểm toán

- Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa hai bên: đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán một cách chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 65 - 69)