d. Kết quả kiểm toán hoạt động việc chấp hành các luật, chế độ quản lý dự án đầu tư
3.1.2. Phương hướng tăng cường kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các chương
trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia
Kiểm toán hoạt động là một hoạt động quan trọng của kiểm toán nhà nước. Mặc dù kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ rất quan trọng nhưng chưa đủ so với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Chỉ có khi thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán nhà nước mới có thể đánh giá tính hiệu qủa kinh tế - xã hội của việc chi tiêu ngân sách nhà nước tại các đơn vị, tổ
chức có sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước. Do đó, để đảm đương được vai trò kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách nhà nước cho các chương trình mục tiêu quốc gia; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước cho các mục tiêu kinh tế - xã hội thì Cơ quan Kiểm toán Nhà nước phải từng bước nâng cao năng lực của kiểm toán hoạt động, triển khai kiểm toán hoạt động, mở rộng kiểm toán chuyên đề trước hết là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia. Để thực hiện tốt định hướng nói trên đòi hỏi phải thực hiện tốt một số công việc sau:
Thứ nhất, Thực hiện kiểm toán hoạt động sâu sắc, toàn diện ở tất cả những lĩnh vực hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó đánh giá một cách toàn diện việc triển khai, sự tác động cũng như những hạn chế của một số cơ chế quản lý tài chính mới của nhà nước. Từ đó tham gia với Chính phủ và các bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, đơn vị sự nghiệp có thu nhằm một mặt, giúp đơn vị đánh giá một cách khách quan tính tuân thủ, tính tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tại đơn vị; mặt khác, kiểm toán hoạt động cần đánh giá và kiến nghị với đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với cơ chế quản lý mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý, sử dụng các nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ hai, Đổi mới phương thức kiểm toán, nâng cao hơn nữa chất lượng của từng cuộc kiểm toán hoạt động theo hướng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong sử dụng nguồn tài chính công của các chương trình mục tiêu quốc gia bên cạnh việc kiểm tra tính tuân thủ của việc thực hiện các chương trình này. Trên phương diện này, Cơ quan Kiểm
toán Nhà nước phải đánh giá được kết quả hoạt động của đơn vị sử dụng vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trong quan hệ với chi phí bỏ ra để đạt được và chỉ rõ các nhân tố và nguyên nhân cản trở đến việc bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực.