Khái niệm,tầm quan trọng của các CTMTQG và yêu cầu phải kiểm toán

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1.1. Khái niệm,tầm quan trọng của các CTMTQG và yêu cầu phải kiểm toán

toán hoạt động các CTMTQG

Về khái niệm chung, chương trình mục tiêu quốc gia (CTMT) là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước trong một thời gian xác định. Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

Về cơ bản, có thể nhận thấy các chương trình mục tiêu quốc gia được xây dựng nhằm giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, cần phải được tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo của Chính phủ để giải quyết.

Có thể nhận thấy các chương trình mục tiêu quốc gia đều hướng vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống chung của cư dân. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của các chương trình này trong các công tác xã hội, xây dựng nông thôn mới, đưa thông tin về miền núi, vùng sâu, vùng xa… Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phản ánh rằng các chương trình này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện thấp. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế -

xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.

Việc có quá nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được cùng thực hiện trên 1 địa bàn (Chương trình 30a, Chính sách 167; Chương trình nông thôn mới; Chương trình 5 triệu ha rừng; Chương trình 135; Chương trình MTQG về văn hóa; Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-TTg; Chương trình dạy nghề lao động nông thôn; Chương trình MTQG về Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn;...) đang phản ánh cơ chế lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều bất cập, các địa phương chưa chủ động thực hiện lồng ghép dẫn tới đầu tư dàn trải, phân tán, khó quản lý điều hành tập trung thống nhất. Hệ thống văn bản, chính sách hướng dẫn thiếu đồng bộ, nội dung, tiêu chí lạc hậu, chưa bám sát thực tế; công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện đối với một số chương trình còn hạn chế; công tác công khai dân chủ, tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân chưa được chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả; kết quả thực hiện các mục tiêu của một số chương trình còn thấp; một số chương trình còn tình trạng bố trí vốn không đúng nội dung, sai nguồn vốn (Hà Giang sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục để chi trả cho học sinh không đúng quy định.); không phân bổ hết nguồn vốn trong năm (một số chương trình MTQG của tỉnh Hải Dương; tỉnh Quảng Nam chưa phân bổ 22 tỷ đồng kinh phí Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu; Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tại các tỉnh Lạng Sơn, Lâm Đồng...).

Vì những lý do kể trên nên việc phải kiểm soát tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các chương trình mục tiêu quốc gia trở nên bức thiết. Và vai trò

của kiểm toán hoạt động đối với kiểm soát các chương trình mục tiêu quốc gia là một tất yếu.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w