7. Kết cấu luận văn
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán hoạt động
toán hoạt động
1.1.5.1.Tiêu chí kinh tế
Theo các chuẩn mực kiểm toán thì tính kinh tế được hiểu là tối thiểu hóa các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động (Chương trình,dự án…) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra (công trình,sản phẩm,dịch vụ). Vậy, tính kinh tế nhấn mạnh tới việc tối thiểu hóa chi phí đầu vào cũng như tối ưu hóa các giải pháp tiết kiệm trong quá trình thực hiện, hoạt động của đơn vị, việc này phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Các đầu vào của quá trình sản xuất được sử dụng có giúp tiết kiệm vốn đầu tư hay không?; (2) Các nguồn lực khan hiếm của đơn vị có được khai thác, sử dụng với yêu cầu giảm thiểu chi phí tối đa hay không?; (3) Các giải pháp về tổ chức, quản lý, kiểm soát chi tiêu đã được thực hiện như thế nào và hiệu quả ra sao?
1.1.5.2.Tính hiệu quả
Việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động chính là việc xem xét mức độ tương quan hợp lý giữa mục đích cần đạt được của một hoạt động và lượng chi phí cho mục đích đó và những giải pháp tổ chức quản lý mà nhà quả lý đã thực hiện. Hiệu quả có thể được biểu hiện ở 3 góc độ: Với một lượng chi phí như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo, hoặc để đạt kết quả mong muốn chỉ cần một lượng chi phải ít hơn và cuối cùng số lượng sản phẩm theo yêu cầu ban đầu, chi phí được sử dụng hết nhưng sản phẩm đầu ra có chất lượng và tính năng vượt trội (so với thiết kế dự kiến).
Mặc dù có tiêu chí đánh giá riêng biệt (Đánh giá số lượng sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu không? Tính năng, chất lượng (so với chuẩn kinh tế-kĩ thuật) có đạt không? Mức độ tiết kiệm so với dự toán? Mức độ tiết kiệm nguồn tài nguyên? Mức độ đảm bảo tính bền vững của môi trường? Quá trình kiểm tra, soát xem chi phí, tiên độ, chất lượng được thực hiện như thế nào?...)
nhưng tính hiệu quả liên quan hữu cơ với các đặc tính khác của kiểm toán hoạt động, có tác động qua lại lẫn nhau.
1.1.5.3.Tính hiệu lực
Xét về bản chất, tính hiệu lực hàm ý rằng: Quyết định đã được hiện thực hóa bằng các hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, tính hiệu lực còn thể hiện ở việc đạt được các chủ định của hoạt động, tính tuân thủ các cơ chế, chính sách liên quan và chi phối đến hoạt động được thể hiện như thế nào; nhờ đó, các mục tiêu cụ thể của hoạt động đã được thực hiện ra sao.
Tính hiệu lực của hoạt động có tác động sâu sắc đến quản lý vi mô, quản lý vĩ mô cả trong hiện tại và tương lai.
Mối quan hệ về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực được thể hiện qua sơ đồ 1.1
1.1.5.4.Hiệu năng quản lý của bộ máy
Về cơ bản, hiệu năng quản lý của bộ máy điều hành một chương trình, một dự án có thể được hiểu là độ am hiểu và quyết tâm thực thi các định chế, trình độ tổ chức, điều hành và kiểm soát để đạt được các mục tiêu đã chọn lựa, là khả năng nhận biết và ứng xử với mọi mối quan hệ phát sinh, tính khoa học tính kế hoạch, tính linh hoạt trong điều hành, là sự gương mẫu, tính trách nhiệm cao của các nhà lãnh đạo và quản lý và cuối cùng là các thách thức làm
Kinh tế Hiệu quả Hiệu lực Các mục tiêu chiến lược KT-XH Các CT, hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện Kết quả Đầu ra Đầu vào Chi phí
cho dự án kết thúc đúng hạn với hiệu quả và chất lượng cao nhất. Tính hiệu năng được thể hiện ở các nội dung như: Thực hành nghiêm túc, phù hợp các định chế liên quan đến hoạt động? Ban hành được các qui chế nội bộ mang tính khoa học và thực tiễn cao? Thiết kế được bộ máy điều hành khoa học, phù hợp với đặc trưng kinh tế-kỹ thuật của hoạt động? Phân công, phân nhiệm rõ ràng, tạo mối quan hệ và điều kiện hoạt động tốt? Đánh giá được trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo? Hệ thống KSNB, KTNB được thiết lập tốt, hoạt động hiệu quả? Khởi tạo môi trường quản lý công bằng, minh bạch, thân thiện? Bộ máy kế toán được xây dựng và hoạt động hiệu quả? Chế độ quản lý tập trung, dân chủ, người điều hành phải gương mẫu? Tầm ảnh hưởng và tín nhiệm của bộ máy trước công chúng và xã hội…
Khi đánh giá được hiệu năng quản lý, các cơ quan kiểm toán nhà nước nói chung, hệ thống điều hành nói riêng có thể xác định được trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm giải trình công của cán bộ lãnh đạo trong nhiệm kỳ của họ, từ đó thúc đẩy được cải cách hành chính công theo hướng hiệu quả hơn, uy tín hơn. Từ đó, niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính công và bộ máy nhà nước mới được nâng cao.