Yêu cầu khách quan của kiểm toán hoạt động

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.1.1.2.Yêu cầu khách quan của kiểm toán hoạt động

Trong nền kinh tế hiện nay việc sử dụng lãng phí hay tình trạng thất thoát công quỹ nếu như không có những biện pháp kiểm soát hợp lý trở nên phổ biến và rất nghiêm trọng. Việc triển khai kiểm toán hoạt động trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước của các quốc gia trở thành một công cụ cần thiết, là xu thế chung tất yếu để góp phần sử dụng các nguồn lực công một cách hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này xuất phát từ lợi ích của kiểm toán hoạt động ở các mặt sau:

Đối với nền kinh tế - xã hội, việc thực hiện kiểm toán hoạt động giúp cho

việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên.

Kiểm soát hoạt động của Chính phủ theo các chương trình, kế hoạch chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu lực của những chương trình đề ra.

Củng cố niềm tin của xã hội đối với hoạt động của Chính phủ bằng việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý có liên quan đến việc chi tiêu ngân sách quốc gia.

Đối với các đơn vị được kiểm toán, kiểm toán hoạt động đưa ra những kết quả giúp xác định vấn đề trong hệ thống quản lý và kiểm soát cần phải

được cải thiện để nâng cao hiệu quả; thu hút sự chú ý của nhà quản lý đến những nhân tố tích cực cũng như tiêu cực có ảnh hưởng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của các hoạt động; giúp cho nhà quản lý có cơ hội để hiểu biết sâu sắc về những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động và quá trình thực hiện của đơn vị; nâng cao nhận thức về khái niệm giá trị của đồng tiền tại những bộ phận trong đơn vị chưa được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 30 - 31)