Mối liên hệ giữa kiểm toán hoạt động với các loại hình kiểm toán khác

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.1.1.4. Mối liên hệ giữa kiểm toán hoạt động với các loại hình kiểm toán khác

a. Kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính

Về cơ bản, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính có nhiều điểm tương đồng về chức năng chung (xác minh và bày tỏ ý kiến), về đối tượng chung (hoạt động cần được kiểm toán) và về phương pháp chung (chứng từ và ngoài chứng từ). Có thể thấy kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính đều cùng thực hiện nhiệm vụ đánh giá và đưa ra ý kiến về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Mặc dù vậy, do sử dụng những phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu nên xét về mục tiêu, đối tượng của kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính có nhiều sự khác biệt trong cách thức tổ chức và thực hiện. Những khác biệt giữa hai loại hình này được tổng hợp trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa KTHĐ với kiểm toán BCTC

TT Tiêu chí Kiểm toán hoạt động Kiểm toán báo cáo tài chính

1 Mục tiêu kiểm toán

Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong hoạt động và hiệu lực quản lý của đơn vị được kiểm toán

Đánh giá độ tin cậy, mức hợp lý của báo cáo kế toán

2 Đối tượng kiểm toán

Các hoạt động cụ thể cần được kiểm toán (được chọn trọng điểm)

Báo cáo tài chính và hệ thống sổ kế toán 3 Phương

pháp, kỹ thuật cụ thể

Được áp dụng khác nhau giữa các dự án, chương trình, hoạt động song quan tâm nhiều tới tần suất xuất hiện để đánh giá thành tích của đơn vị được kiểm toán

Ít nhiều đã được chuẩn hoá và hình thành cẩm nang kiểm toán qua các thủ tục kiểm tra chỉ tiêu, thủ tục phân tích và thủ

tục kiểm soát 4 Thời điểm kiểm toán và loại hình kiểm toán

Cùng thời điểm lập kế hoạch (dự toán), thực hiện và kết thúc chương trình, dự án (qua kiểm toán trước, trong và sau hoạt động

Kiểm toán định kỳ khi kết thúc niên độ kế toán (kiểm toán sau)

5 Cơ sở đánh giá

Các tiêu chuẩn đo lường và tiêu chí đánh giá được xây dựng cho từng cuộc kiểm toán

Các tiêu chuẩn đo lường và tiêu chí đã chuẩn hoá thành chuẩn mực và được ứng dụng trong tất cả các cuộc kiểm toán

6 Người thực hiện

Cả kiểm toán viên và các chuyên gia kỹ thuật hoặc chuyên gia quản lý có hiểu biết về kiểm toán hoạt động

Các kiểm toán viên có trình độ tương xứng với công việc được giao trong kiểm toán báo cáo tài chính

7 Báo cáo

Khác nhau về bố cục và nội dung; Được phát hành trên cơ sở riêng

Ít nhiều đã được chuẩn hoá; được phát hành trên cơ sở

thường xuyên

Nguồn: Giáo trình đào tạo kiểm toán viên và kiểm toán viên chính của Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán - Kiểm toán Nhà nước

b. Kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ

Xét về điểm giống nhau, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động có điểm tương đồng về chức năng chung (đó là chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến), về đối tượng chung (hoạt động cần được kiểm toán) và về phương pháp

chung (chứng từ và ngoài chứng từ). Riêng những điểm khác nhau giữa hai loại hình kiểm toán này được thống kê trong bảng 1.2.

Bảng 1.2. Sự khác biệt cơ bản giữa KTHĐ với kiểm toán tuân thủ TT Tiêu chí Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ

1

Mục tiêu kiểm toán

Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong hoạt động và hiệu lực quản lý của đơn vị được kiểm toán. Việc đánh giá dựa vào mối quan hệ tương quan giữa mục đích và phương tiện

Đánh giá việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, định mức và chế độ của đơn vị được kiểm toán. Việc đánh giá đều dựa (hoặc tôn trọng) các đạo luật và các quy định 2 Quy trình kiểm toán

Kiểm tra quá trình lập và thực hiện kế hoạch của chương trình, dự án, hoặc một hoạt động cụ thể…

Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo quyết toán

3

Nội dung kiểm toán

Ngoài các nội dung như kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động còn phải tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động…

Kiểm toán tuân thủ về mặt hình thức, tuân thủ về mặt nghiệp vụ và tuân thủ về việc tính toán… 4 Thời điểm kiểm toán

Cùng thời điểm lập kế hoạch (dự toán), thực hiện và kết thúc chương trình, dự án (kiểm toán trước, trong và sau khi kết thúc hoạt động)

Kiểm toán sau khi kết thúc niên độ kế toán hoặc năm ngân sách (chỉ kiểm toán sau)

Nguồn: Giáo trình đào tạo kiểm toán viên và kiểm toán viên chính của Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán - Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w