7. Kết cấu luận văn
1.1.4. Chuẩn mực kiểm toán hoạt động
1.1.4.1.Chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI
Về cơ bản, chuẩn mực này bao gồm 2 nội dung chính của kiểm toán hoạt động như sau:
Nội dung thứ nhất: Các quy định có liên quan đến phạm vi và nội dung kiểm toán hoạt động, bao gồm:
Kiểm toán tính kinh tế của các hoạt động hành chính theo đúng các nguyên tắc và thực tiễn hành chính lành mạnh, theo đúng chế độ quản lý
Kiểm toán hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực con người, tài chính và các nguồn lực khác
Kiểm toán hiệu lực của các hoạt động trong quan hệ với việc đạt được các mục tiêu của thực thể kiểm toán và kiểm toán sự tác động thực tế của các hoạt động so với dự kiến hoặc kế hoạch
Nội dung thứ hai: Các quy định về báo cáo kiểm toán hoạt động
Theo đó, trong các báo cáo kiểm toán hoạt động, việc đưa ra ý kiến, trình bày ý kiến không giống như báo cáo kiểm toán tài chính, kiểm toán viên thường không để đưa ra một ý kiến tổng hợp về kết quả đạt được của thực thể kiểm toán đối với tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của hoạt động; giống như việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính mà cần phải miêu tả các tình huống trước khi đưa ra các kết luận cụ thể, đồng thời trong báo cáo cũng còn chứa đựng cả những nội dung thảo luận, ý kiến phản hổi của thực thế kiểm toán về những vấn đề được nêu ra.
1.1.4.2.Chuẩn mực kiểm toán hoạt động của Cơ quan kiểm toán quốc gia Úc (ANAO)
Bộ chuẩn mực này được ban hành vào ngày 1/7/1996, bao gồm các cuộc kiểm toán thuộc khu vực tư nhân và khu vực công; kiểm toán bên ngoài. Nội dung gồm có 4 phần:
Danh mục đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán Úc: bao gồm 40 chuẩn mực được xếp vào 9 nhóm, được áp dụng chung cho cả kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động
Danh mục các chuẩn mực kiểm toán có thể vận dụng cho kiểm toán hoạt động
Danh mục các chuẩn mực không được áp dụng cho kiểm toán hoạt động. Danh mục các chuẩn mực chỉ áp dụng riêng cho kiểm toán hoạt động
1.1.4.3.Chuẩn mực kiểm toán hoạt động của (GAO)
Chuẩn mực kiểm toán của GAO được công bố năm 1972, xem xét sửa đổi vào các năm 1981 và 1994, là một văn bản chuẩn mực kiểm toán chung, trong đó có một số chương dành cho chuẩn mực kiểm toán hoạt động. Trong đó, chương 3 và chương 6, 7 có các nội dung được thừa nhận và áp dụng cho kiểm toán hoạt động.
Chương 3: Các chuẩn mực chung
Chương 6: Chuẩn mực thực hành cho kiểm toán hoạt động Chương 7: Các chuẩn mực báo cáo kiểm toán hoạt động.
Tại Việt Nam, cơ quan kiểm toán nhà nước đã cho ban hành chuẩn mực kiểm toán 300 quy định riêng các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động, trong đó ngoài phần giới thiệu, phần nội dung chuẩn mực bao gồm (1) những quy định chung đối với kiểm toán hoạt động; (2) các yếu tố của kiểm toán hoạt động; (3) các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động.