Kết quả thực hiện chương trình và các mục tiêu của chương trình

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 75 - 76)

Qua 3 năm thực hiện, một số chính sách đã được triển khai trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo của người dân, như: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, nâng cao dân trí; Chính sách cán bộ; Chính sách cơ chế ĐT cơ sở hạ tầng ở thôn, bản xã và huyện. Cụ thể:

Chính sách Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập hoàn thành một phần mục tiêu chương trình, tuy nhiên, việc bố trí các khoản vốn hỗ trợ khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng ở các huyện chưa thực hiện được sự rà soát, tách hộ nhận khoán; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chưa hoàn thiện khâu quy hoạch ở cấp xã và huyện, việc phục hoang đất để sản xuất còn mang tính tự phát nhiều hơn là có tổ chức – kế hoạch, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật nuôi chưa phù hợp với nhu cầu và điều kiện canh tác của người dân; Chính sách thị trường hóa các sản phẩm nông, lâm, thủy đặc sản nói chung và nông phẩm nói riêng chưa được thực hiện; Chính sách khuyến nông, ngư, lâm, công chưa chú ý đến định hướng cơ cấu của mô hình sản xuất, đảm bảo phát triển nông, lâm, ngư kết hợp; Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất tại địa phương chưa được chủ động xây dựng và triển khai; Chính sách xuất khẩu lao động chưa được tuyên truyền đầy đủ đến thị trường lao động, khiến hiệu quả đạt được thấp, tạo gánh nặng nợ nần cho người dân.

Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, nâng cao dân trí đã được tỉnh và huyện thực hiện theo quy định như thực hiện chính sách ưu tiên đối với giáo viên, học sinh các huyện nghèo; cơ sở vật chất trường học đã được ưu tiên đầu tư; công tác rà soát đội ngũ giáo viên để bố trí đủ giáo viên theo tinh thần NQ 30a; tổ chức đào tạo một số ngành nghề như: thêu ren đính cườm, chăn nuôi thú y, dệt thổ cẩm, trồng nấm, chẻ tăm hương, chế biến gỗ…

với tổng lao động được đào tạo qua 122 lớp của 07 huyện nghèo thuộc CT 30a là 3.909 lao động, trong đó số lao động được đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 1.930 người... Tuy nhiên qua kiểm toán còn cho thấy: tại 07 huyện tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn phổ biến, tình trạng phòng học tạm bợ vẫn còn do nguồn kinh phí thực hiện xây dựng trường chưa được ưu tiên bố trí; một số thôn, bản có đường giao thông đi lại khó khăn, địa hình chia cắt nên khó khăn trong việc đầu tư xây dựng. Hay như trong công tác dạy nghề chưa sát với nhu cầu thị trường nên khi học xong khả năng có việc làm rất thấp hoặc khó duy trì nghề nghiệp ổn định. Chính sách y tế còn thiếu về số lượng cán bộ, yếu về cơ sở vật chất so với tỷ lệ chung toàn tỉnh...

Chính sách cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều địa phương chưa xây dựng phương án tăng cường cán bộ chủ chốt cho các huyện nghèo; chưa xây dựng được quy chế làm việc đối với cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường cho các xã; công tác đào tạo cán bộ mới còn hạn chế về nhiều mặt; Chế độ đào tạo học sinh cử tuyển sau khi tốt nghiệp chưa được bố trí công việc, chỉ có 47% có việc làm sau khi học.

Chính sách cơ chế ĐT cơ sở hạ tầng ở thôn, bản xã và huyện đã tạo được sự cân đối để ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, tuy nhiên công tác thẩm định bố trí kế hoạch vốn cho các công trình, dự án sở Kế hoạch Đầu tư chưa phối hợp với Ban chỉ đạo, chưa căn cứ vào Đề án được duyệt của các huyện để thẩm định về danh mục, nhu cầu vốn, thứ tự ưu tiên.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát hoạt động trong kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia (Trang 75 - 76)