Giải pháp cho từng tác nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 101)

20 tạ củ dong /sào 4,5 tạ bột 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến

4.5.2 Giải pháp cho từng tác nhân

 Giải pháp chung nhất để chuỗi hoạt động hiệu quả và bền vững là cần hình thành các hợp đồng liên kết giữa các tác nhân, tính tách nhiệm và cùng quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

 Cụ thể, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các công thức luân canh đạt hiệu quả cao.

 Tăng cường tập huấn khoa học kỹ thuật, trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dong riềng để góp phần tăng năng suất nâng cao thu nhập cho hộ.

 Phát triển các loại hình dịch vụ cung ứng, hỗ trợ vật tư đầu vào cho sản xuất, trồng dong với chi phí thấp nhất, trang thiết bị đảm bảo, chú ý chất lượng sản phẩm.

 Trong quá trình phát triển cần có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp vào các khâu của quá trình sản xuất, các tổ chức tham gia cung cấp cho các tác nhân đầy đủ thông tin về giá cả, đầu vào

hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hơn  Các tác nhân chế biến tiếp tục trú trọng vào chất lượng sản phẩm

5.1 Kết luận

Sản phẩm miến dong là một sản phẩm của làng nghề Lại Trạch, một sản phẩm mang tính truyền thống, tuy nhiên, chuỗi giá trị miến dong của làng nghề hiện còn hoạt động chưa hiệu quả, lợi nhuận các tác nhân được hưởng thấp so với chi phí bỏ ra. Nhưng chuỗi cũng tạo ra cho thị trường một lượng lao động lớn. Chuỗi có đặc tính là có nhiều tầng tham gia và thị trường ngày càng được mở rộng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, để chuỗi hoạt động vững mạnh hơn thì cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân, các tổ chức hỗ trợ về vốn để các tác nhân mở rộng quy mô và trú trọng hơn đến chất lượng, đặc biệt là trong xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm.

*) Về chính sách

Xác định các làng nghề và mạng lưới các tác nhân tham gia chuỗi để từ đó làm căn cứ cho các hỗ trợ sau này

Tập trung vào đối tượng chế biến miến, tạo những hỗ trợ mang tính chiến lược Tập trung vào các thể chế và các công cụ mà tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa các nhà sản xuất và thị trường, như tổ chức hội chợ, tham quan và các khách hàng bên ngoài để có thêm thông tin về thị trường, phát triển sản phẩm, có thêm kiến thức về công nghệ

Hỗ trợ các thể chế địa phương và bộ phận mà cung cấp dịch vụ cho từng tác nhân như: đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ và thông tin thị trường. Hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp đại diện và các thể chế địa phương trong việc tạo vùng nguyên liệu bột dong bền vững

Có chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề Thành lập hiệp hội, tổ hoạt động thường xuyên

Tạo chính sách để cải thiện lợi nhuận cho tác nhân bán buôn bột và chế biến miến trong chuỗi và gắn với vùng nguyên liệu bền vững

*) Về kỹ thuật

Các kiến thức và kỹ thuật của các nhà sản xuất bột dong cũng như các nhà chế biến miến, các cơ sở chế biến miến cần quan tâm cải thiện hơn đến hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đến vấn đề môi trường sản xuất. Để chiếm lĩnh thị trường hàng hóa rộng hơn.

*) Thể chế và các mối liên kết

Chức năng tổ làng nghề cần được điều chỉnh để mang lại tác động có lợi cho các thành viên

bền vững, cũng như giá bột và miến ổn định hơn

Địa phương có thể tăng cường vai trò liên kết thông qua việc cung cấp vốn, các khóa tập huấn, để các hiệp hội, tổ nghề hoạt động vì quyền lợi của các thành viên nhằm đạt được giá nguyên liệu hợp lý và tiếp thị các sản phẩm miến dong của thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w