Tác nhân chế biến miến dong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 82)

20 tạ củ dong /sào 4,5 tạ bột 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến

4.3.4 Tác nhân chế biến miến dong

Biểu đồ 4.5 Chi phí của tác nhân chế biến miến

(Nguồn: Điều tra 18 hộ chế biến miến)

Qua quá trình phỏng vấn đối tượng chế biến miến dong thôn Lại Trạch ta có:

Biểu đồ 4.6 Biến động giá miến dong thôn Lại Trạch năm 2010

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 18 hộ chế biến miến)

Biến động giá miến dong thôn Lại Trạch

0.005.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Tháng G iá ( Đ vt : 1 00 0 đ/ kg ) Giá bán buôn Giá bán lẻ Giá bình quân Năm 2010 Năm 2011

Nhìn vào biểu đồ thể hiện sự biến động giá miến dong ta thấy, giá miến luôn thay đổi qua từng tháng và nếu xét về mặt thời điểm miến bán được giá nhất vào mấy tháng giáp tết, đặc biệt tháng 12 năm 2010 giá miến cao nhất trong năm và khi đến tay người tiêu dùng giá là 30000 đ/kg. Không như mọi năm, thì mấy tháng đầu năm 2011 giá miến lại tiếp tục tăng, do thị trường bột khan hiếm và hộ trồng dong lại có xu hướng giảm diện tích trồng củ và thay thế dần bằng cây trồng cạnh tranh như tại xã Tứ Dân, nhiều hộ đã thay bằng trồng chuối. Và một lý do khác, do lãi suất ngân hàng tăng lên nên lượng bột dự trữ không có, kéo theo giá bột tăng dẫn đến miến tăng lên.

Với một mẻ chế biến miến thì bình quân cần 20,11 tạ bột với tổng chi phí là 25462,739 nghìn đồng sẽ tạo ra 12,066 tạ miến, với các khoản chi phí khác là điện (35,95 nghìn đồng) chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí; chất đốt chiếm 2% tổng chi phí/mẻ (517,59 nghìn đồng); Chất phụ gia là một khoản chi phí nhỏ nhưng nếu thiếu nó thì miến sẽ giảm đi độ dòn, ngon và dai, “Chất phụ gia được ví như chất xúc tác của quá trình chế biến miến, làm tăng chất lượng sản phẩm không hề có hại cho sức khỏe…” (***). Một mẻ chế biến miến cần có 4 loại chất phụ gia đó là thuốc trắng (Na2SO3) : thuốc tím (KMnO4 ): axit (H2SO4) : phèn chua với khối lượng tương ứng là 2,6 kg: 1,3 kg: 1,3 kg: 2,2 kg (tổng chi phí/mẻ để mua phụ gia là 161,97 nghìn đồng). Cần thuê 10 lao động (với khoảng 5 công lao động giá 150 nghìn đồng/ công, 5 công lao động cuộn miến với năng suất 70 nghìn đồng/tạ miến/công) và 3 công lao động gia đình.

(***) Bác Nguyễn Công Hoán- Chủ một cơ sở chế biến lớn thôn Lại Trạch chia sẻ khi được hỏi về ảnh hưởng của chất phụ gia

Vậy giá miến thay đổi có phụ thuộc vào chi phí của quá trình chế biến không? Để dễ hiểu hơn về các chi phí của tác nhân này tôi ví dụ với lượng đầu vào là 4,5 tạ bột.

Chi phí đầu tiên và cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (84,47% tổng chi phí) với trị giá 4812,48 nghìn đồng, tác nhân chế biến mua tác nhân bán buôn bột, cùng với chi phí phụ thêm như 8,045 nghìn điện,;111,03 nghìn chi mua than và củi làm chất đốt; xăng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,08%); chất phụ gia 0,64% (cho 1 mẻ 4.5 tạ cần 36,244 nghìn); Thuê sân phơi là 45 nghìn đồng, thuê lao động với tỷ lệ tương ứng là 5,84% cộng công lao động gia đình; khấu hao TSCĐ 3,16% (179,822 nghìn đồng) , cuối cùng là chi phí tài chính là 1,23% (70,2 nghìn đồng). Với tổng chi phí /lần cế biến 4,5 tạ bột cần 5697,493 nghìn đồng, thu đuwocj 2,7 tạ miến và tác nhân sẽ thu về một khoản 6063,339 nghìn đồng. Tác nhân chế biến miến đa số sử dụng máy móc nên chi phí cho khấu hao hàng năm khá lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w