+ Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Khi nghiên cứu chuỗi giá trị, chúng tôi đã mô tả một số đường đi chính của miến dong từ khi có nguyên liệu thô, qua chế biến đến các thị trường cuối cùng và lựa chọn quy trình cốt lõi phù hợp với nguồn lực và điều kiện của mình để nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất.
+ Phương pháp so sánh
Dùng để so sánh sự thay đổi giá qua các tác nhân trong chuỗi cũng như so sánh lợi ích, chi phí trong chuỗi. So sánh phương thức trao đổi và nắm bắt thông tin gữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
+ Phương pháp phân tích SWOT
SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Cơ hội (O) Tận dụng cơ hội để pháthuy thế mạnh (S/O) Nắm bắt cơ hội để khắcphục điểm yếu (W/ O) Thách thức (T)
Tận dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ
(S/T)
Giảm thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ
Khi sử dụng phương pháp này tập trung vào việc nghiên cứu kếp hợp các mặt lại với nhau, để đưa ra được giải pháp để phát triển hiện tượng. tuy nhiên sự kết hợp giữa W/T không có khả năng phát triển nên loại bỏ.
Chuỗi giá trị miến dong của thôn Lại Trạch bao gồm rất nhiều hoạt động với sự tham gia của các tác nhân tương ứng là tác nhân cung đầu vào củ dong, chế biến, bán buôn bột dong, chế biến, buôn bán thành phẩm miến dong và tới tay người tiêu dùng. Phân tích SWOT cho các hoạt động nhằm tìm ra điểm yếu và hạn chế của chuỗi, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi.
+ Phân tích chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị
Phân tích chi phí, lợi nhuận là một trong những vấn đề quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị. Việc đánh giá khả năng thu lợi nhuận của các tác nhân trong kênh rất hữu ích để cho ta thấy các vấn đề về cơ chế liên kết, sự phát triển và sự phân chia trong chuỗi giá trị để đưa ra gợi ý cho phù hợp. Kaplinsky & Morris (2001) đưa ra công thức đo lường lợi nhuận trong chuỗi khi nghiên cứu chuỗi giá trị phân tích lợi nhuận chi phí dựa trên số liệu khảo sát điều tra (BẢNG A)
Kaplinsky & Moris (2001) cũng cho biết lợi nhuận thực chất không phải là chỉ tiêu lý tưởng vì giá trị doanh thu không phản ánh đầy đủ khả năng lợi nhuận ròng có thể của mỗi tác nhân là bao nhiêu. Thực tế cho thấy, đối với các hộ nông dân thì việc tính toán chính xác về lợi nhuận ròng và thua lỗ là không rõ ràng, đặc biệt ít người có thói quen hạch toán, ghi chép.
Cách tính toán lợi nhuận, chi phí sử dụng các chi phí từng phần và được minh họa Bảng A. (Số liệu chi phí gồm tất cả các thông tin về lao động, cả về lao động thuê mướn, vật tư đầu vào nhiên liệu, chi phí quảng cáo, thương mại hóa sản phẩm, khấu hao, chi phí khác)
BẢNG A Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky & Morris (2001)
Tác nhân
Chi phí trung gian (IC) Doanh Thu
(TR) Lợi Nhuận (GPr)
Khoản giá trị tăng lên (VA) Chi phí đơn vị Chi phí tăng thêm % Chi phí
tăng thêm Giá đơn vị
Lợi
Nhuận % Lợi nhuận
Giá trị tăng thêm
% Giá trị bán lẻ
Hộ thu lái A A A/F G G-H (G-A)/(K-F) G G/K
Thu gom G+B B B/F H H-B-G (H-B-G)/(K-F) H-G (H-G)/H
Chế biến H+C C C/F I I-C-H (I-C-H)/(K-F) I-H (I-H)/K
Bán buôn I+D D D/F J J-D-I (J-D-I)/(K-F) J-I (J-I)/K
Bán lẻ J+E E E/F K K-E-J (K-E-J)/( K-F) K-J (K-J)/K
Tổng F=A+B+
Do các tác nhân tham gia chuỗi giá trị không đồng nhất về sản phẩm vì vậy để đảm bảo tính đồng nhất trong so sánh, tôi tính toán các đơn vị quy đổi theo 1 sào trồng dong của tác nhân đầu tiên của chuỗi với 20 tạ củ sau sau đó quy đổi ra đơn vị của các tác nhân tiếp theo chủa chuỗi (tác nhân chế biến bột và bán buôn bột đơn vị là tạ bột, tác nhân chế biến và tác nhân thực hiện hoạt động buôn bán miến đơn vị sử dụng là tạ miến)