Tác nhân sản xuất củ dong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 74 - 78)

20 tạ củ dong /sào 4,5 tạ bột 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến

4.3.1 Tác nhân sản xuất củ dong

Cây dong riềng là nguyên liệu thô để cung cấp nguyên liệu bột tinh cho chế biến miến dong, để thu hoạch 2 tấn củ/1 sào dong riềng cần 1387,16 nghìn đồng, trong đó, giống chiếm 27,77% (385,18 nghìn đồng) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi cho 1 sào. Tuy nhiên, từ vụ sau người trồng dong đều tận dụng “gây” giống lại (tức khi cây đã ra mầm tốt, người dân sẽ đánh lấy củ giống cho vụ năm sau, sau 3 năm “lấy” giống thì hộ sẽ mua giống mới để thay thế).

Chi phí để thuê lao động là 298,61 nghìn đồng (22% tổng chi /sào) gồm thuê lao động làm đất và thuê thêm công trồng củ. Lợi nhuận trên 1 đơn vị được 812,84 nghìn đồng sau khi trừ đi tiền thuê lao động và chi phí tài chính còn lãi cho hộ nông dân là 373,73 nghìn đồng.

Biểu đồ 4.1 Chi phí của tác nhân trồng dong riềng

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ trồng dong)

Ngoài ra, còn các chi phí mua phân bón 209,65 nghìn đồng (15%), thuốc sâu 5% (68,67 nghìn đồng), chi mua thiết bị 70 nghìn đồng, tiền thuê đất là 82,84 nghìn đồng, chi vận chuyển 101,71 nghìn đồng, chi cho máy bơm nước tưới 30 nghìn đồng (chiếm 2% tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí). Do

chịu nhiều khoản chi phí nên hộ trồng dong bán diện tích giá bình quân là 2200 nghìn đồng/sào cho các cơ sở chế biến bột trên địa bàn. Vì vậy trên địa bàn xã Tứ Dân có hình thành các hộ chuyên chế biến bột và hộ bán buôn bột dong

Diện tích trồng dong riềng và chất lượng sản phẩm của hộ sản xuất củ dong tại xã ngày một giảm tạo cho các cơ sở chế biến bột tại xã một sức ép lớn. Tuy nhiên, do giá bột tăng cao và kinh nghiệm chọn mua đầu vào lâu năm nên các cơ sở chế biến bột vẫn thu được lợi nhuận tương đối lớn. Vậy các khoản chi phí chính và nguồn thu của các tác nhân chế biến bột là bao nhiêu và vai trò của họ như thế nào trong chuỗi giá trị?

4.3.2 Tác nhân chế biến bột

Bảng 4.6 Chi phí của tác nhân chế biến bột dong/mẻ Diễn giải

Tính/1 mẻ (=2,5 sào)

ĐVT Số lượng Giá trị (1000 đ)

I. Tổng chi phí 5729,49

1. Chi phí trung gian (IC) 4831,88

1.1. Chi phí vật chất 4511,11 Củ dong tạ 52,81 4386,66 Điện KW 35,98 38,83 Xăng, dầu Lít 2,5 37,5 Bao bì 1000đ 48,12 1.2. Chí phí dịch vụ 320,77

Thuê lao động Công 2 227,44

Vận chuyển 1000đ 93,33

2. Công lao đông gia đình Công 3 330

3. Khấu hao TSCĐ 1000đ 138,34 4. Chi phí tài chính 154,27 5. Chi khác 275 II. Tổng thu 1000đ 11689,88 Sản phẩm chính 1000đ 11,26 11689,88 Sản phẩm phụ 1000đ - -

III. Lợi nhuận 1000đ 5960,39

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ chế biến bột)

Biểu đồ 4.2 Chi phí của tác nhân chế biến bột dong/ 4,5 tạ bột (20 tạ củ)

Có thể thấy, chi phí của hộ chế biến bột dong chịu rất nhiều khoản chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí dịch vụ, trong số đó, chi phí bỏ ra để mua đầu vào là củ dong cho chế biến bột chiếm tỷ lệ cao nhất (76% tổng chi phí bỏ ra) và bình quân/mẻ là 52,81 tạ củ dong với giá trị là 4386,66 nghìn đồng; bên cạnh đó, máy móc dùng cho chế biến bột cần lượng đầu tư ban đầu cao, do xã Tứ Dân mấy năm gần đây chuyển sang cơ giới hóa đa số các công đoạn, đưa nhiều loại máy vào sản xuất và chế biến nên lượng khấu hao là 1385,04 nghìn đồng/năm, cũng do chi phí đầu vào lớn cộng với các khoản khấu hao máy móc nên các hộ chế biến bột luôn luôn cần 1 lượng vốn lưu động nhiều. Vì vậy, khoản chi phí tài chính do phải trả lãi vay ngân hàng cũng khá cao (154,27 nghìn đồng/mẻ) với tỷ lệ 3% tổng chi.

Xét theo sự chuyển dịch của dòng sản phẩm, tức là với 4,5 tạ bột là đầu vào thì cần 15,532 nghìn đồng tiền điện, 15 nghìn đồng xăng dầu vào sản xuất (1% tổng chi phí của tác nhân) đây cũng là khoản chi phí nhỏ nhất của tác nhân, chi phí mà tác nhân phải quan tâm ngoài chi phí mua bột đầu vào (2287 nghìn đồng- hơn 84% tổng chi) còn tiền thuê lao động, cộng với lao động gia đình thì chiếm 8%, do quy trình chế biến bột liên hoàn gồm hệ thống các loại máy đua vào nên đòi hỏi nhiều lao động (1 mẻ chế biến 52tạ củ cần 2 lao động thuê ngoài và 3 lao động gia đình) tham gia vào chế biến, với chi phí tài chính là 61,708 nghìn đồng, khấu hao là 55,336 nghìn đồng,

Qua quy trình chế biến bột luôn luôn có lượng bã thải ra môi trường mà chưa có hình thức can thiệp gì để tận dụng nguồn phụ phẩm đó.

Tác nhân chế biến bột là tác nhân được khoản lãi nhiều, xét trên mẻ sản xuất bột của tác nhân để thấy rõ hơn. Với lượng đầu vào là hơn 52 tạ củ và khoản chi tác nhân sử dụng là 5729,49 nghìn đồng thì lãi thu về là 5960,39 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 74 - 78)