Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 47)

Chọn sản phẩm miến dong của làng nghề Lại Trạch vì lý do chính sau: + Làng nghề đang được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

+ Có tiềm năng nâng cao được sản lượng, chất lượng miến đáp ứng yêu cầu thị trường bằng cách sử dụng công nghệ vào chế biến.

+ Chuỗi miến dong thôn Lại Trạch có đặc điểm là vùng sản xuất sản phẩm không gắn với nguồn lực đầu vào. Vì vậy mà tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cũng đa dạng hơn.

+ Có thể tăng giá trị gia tăng bằng cải tiến sản phẩm, xây dựng thương hiệu hay đóng gói.

+ Miến dong không chỉ là một thế mạnh của làng nghề Lại Trạch mà còn tạo ra nhiều lao động trong suốt chuỗi, đặc biệt tận dụng được lao động cao tuổi (tại cơ sở chế biến miến và đóng cuộn)

Chuỗi giá trị sản phẩm miến dong thôn Lại Trạch trải qua nhiều hình thái từ sản xuất củ dong đến chế biến bột dong rồi đến chế biến miến dong. Khoảng 40% lượng bột dong phục vụ cho chế biến miến dong thôn Lại Trạch được mua từ xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên (60% lượng bột mua từ Sơn La, Mộc Châu, Tuyên Quang, Trung Quốc,…). Trong khuôn khổ giới hạn về điều kiện thời gian và kinh phí điều tra chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về sản xuất củ dong và chế biến bột dong tại hai thôn Phương

Đường, Phương Trù xã Tứ Dân và chế biến miến dong tại làng nghề miến dong thôn Lại Trạch, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên.

Ngoài ra, để thấy được quá trình lưu thông của sản phẩm miến dong thôn Lại Trạch chúng tôi tiến hành điều tra 20 hộ buôn bán và bán lẻ tại một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 47)