Tổng hợp chi phí và lợi ích của các tác nhân trong chuỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 84 - 88)

20 tạ củ dong /sào 4,5 tạ bột 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến

4.3.7 Tổng hợp chi phí và lợi ích của các tác nhân trong chuỗ

Trong chuỗi giá trị miến dong có sự khác biệt đó là dòng luân chuyển của sản phẩm cũng làm hình thái sản phẩm thay đổi qua các tác nhân (tác nhân trồng củ sản phẩm là củ dong, tác nhân chế biến bột và bán buôn bột sản phẩm là bột, tác nhân chế biến miến và các tác nhân thực hiện hoạt động buôn bán miến thì sản phẩm cụ thể là miến dong). Để tính chi phí và lợi nhuận qua các tác nhân tôi tính toán các khoản theo dòng sản phẩm (như bảng 4.6)

Tỷ lệ chi phí tăng thêm qua mỗi mắt xích có sự khác biệt rất lớn, tập trung nhiều nhất ở hộ bán buôn bột (23% tổng chi phí tăng thêm của chuỗi) và ít nhất ở hộ bán buôn miến, điều này do hộ bán buôn bột cần lượng vốn lớn để gom đầu vào là bột sau đó bán buôn cho các cơ sở chế biến nên lãi suất chịu là không nhỏ, cùng với chi phí phí vận chuyển, bốc vác lớn nên chi phí của tác nhân này tăng thêm đáng kể. Tiếp đó chi phí của tác nhân bán lẻ miến, tác nhân bán lẻ chịu chi phí rất nhỏ do thuê địa điểm và lượng nhỏ chi khác tuy nhiên so với lượng sản phẩm bán ra của tác nhân này thì chi phí tăng thêm là lớn (chi phí chi cho nhiều lần đi lấy miến về bán với số lượng nhỏ…), chi phí tăng thêm của tác nhân sản xuất và chế biến bột chiếm tỷ lệ tương đương là 16-17% (tính trên 1 sào của hộ trồng dong chi phí tăng đạt 1387 nghìn đồng và tác nhân chế biến bột là 1327 nghìn đồng/mẻ 4,5 tạ bột). Đối với tác nhân chế biến miến thì chịu thêm chi phí do hao mòn các tài sản tham gia vào quy trình chế biến chỉ đạt 12% so với tổng chi phí, tác nhân bán buôn bột chi phí tăng thêm chiếm 11% (là khoản chi cho sửa chữa xe, thuê lao động bốc xếp, …)

Bảng 4.8 Tổng hợp chi phí- lợi ích của các tác nhân trong chuỗi

Tác nhân

Chi phí Doanh Thu Lợi Nhuận Khoản giá trị tăng thêm

Chi phí đơn vị Chi phí tăng thêm % Chi phí

tăng thêm Giá đơn vị

Lợi

Nhuận % Lợi nhuận

Giá trị tăng thêm % Giá trị biên Trồng dong 69,358 1387,16 16,573 508,222 438,864 24,486 508,222 16,394 Chế biến bột 603,14 1326,972 15,854 995,605 392,464 21,897 487,382 15,722 Bán buôn bột 1038,16 1957,589 23,388 1069,44 31,280 1,745 73,835 2,382 Chế biến miến 2110,182 1025,772 12,255 2245,681 135,499 7,56 1176,241 37,943 Bán buôn miến 2453,506 926,973 11,075 2645,681 192,175 10,722 400 12,903 Bán lẻ miến 2497,95 1745,534 20,855 3100 602,05 33,59 454,319 14,655 Tổng 8370 1792,332 100 3100 100

Tóm lại, tỷ lệ chi phí tăng thêm giữa các tác nhân không phụ thuộc theo số lượng sản phẩm của từng tác nhân mà phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của tác nhân tại các mắt xích trong chuỗi (như tác nhân chế biến phụ thuộc nhiều vào chi phí khấu hao, tác nhân bán buôn liên quan tới chi phí tài chinh, tác nhân bán lẻ chi phí địa điểm, phương tiện đi lại,…)

Tỷ lệ chi phí tăng thêm biến đổi giữa các tác nhân không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, vậy lợi nhuận trên đơn vị hay giá trị lợi nhuận thu được giữa các tác nhân có chiều hướng thay đổi có phụ thuộc vào mức độ đầu tư?

Biểu đồ 4.9 Phân bổ chi phí và giá trị gia tăng qua các tác nhân trong chuỗi

Lợi nhuận thu được qua các tác nhân không phụ thuộc vào mức độ đầu tư, chi phí bỏ ra/ đơn vị sản phẩm. và tỷ lệ phân phối lợi nhuận không hoàn toàn đồng nhất với mức độ chi phí/ dòng chuyển dịch sản phẩm giữa các tác nhân, cụ thể giữa tỷ lệ chi phí tăng thêm của tác nhân bán buôn bột là 23%

nhưng giá trị lợi nhuận chỉ là 31,280 nghìn đồng, trong khi đó tỷ lệ chi phí của tác nhân chế biến bột là 15,85% lại đạt lợi nhuận 392,47 nghìn đồng.

Mức độ gia tăng chi phí theo dòng sản phẩm của các tác nhân trong chuỗi giá trị cũng có sự khác biệt lớn.

Giá trị và tỷ lệ lợi nhuận tập trung lớn nhất vào hộ chế biến và người bán lẻ chứng tỏ rằng công nghệ và dịch vụ bán hàng thúc đẩy và làm tăng giá trị của sản phẩm rất nhiều.

Biểu đồ 4.10 Tổng thu và chi qua các tác nhân của chuỗi

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tác nhân chế biến bột thu được lãi nhiều nhất chuỗi, là do năm 2010 vừa rồi hộ chế biến bột thu mua được diện tích củ đẹp cộng với giá bột tăng cao nên thu nhập của hộ cũng tăng, sau đó là hộ bán lẻ giá bán chênh >5000 đ/kg nên dù bán với lượng nhỏ hộ vẫn có “lời” cao (tính theo dòng sản phẩm hộ bán lẻ thu được 1625,5 nghìn đồng) chiếm 30,6% tổng lãi của các tác nhân. Hộ chế biến miến chỉ đạt gần 10% tổng lãi trong toàn chuỗi (365,85 nghìn đồng), hộ trồng dong thu được 899,84 nghìn đồng (17%), hộ bán buôn chỉ chiếm 3% tổng lãi (140,76 nghìn đồng), hộ bán buôn miến lãi thu được qua hoạt động bán buôn là 518,87 nghìn đồng (9%).

*) Chi phí cho thuê lao động trong toàn chuỗi miến dong

Biểu đồ 4.11 Chi phí thuê lao động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Ta thấy, tác nhân chế biến miến cần nhiều chi phi cho lao động nhất trong các tác nhân (40,45%), sau đó là tác nhân trồng dong chiếm 28,11% tổng chi phí, tác nhân chế biến là 20,99% (222,976 nghìn đồng), người buôn miến cần lao động bố xếp là 4,09% và người bán lẻ chỉ cần lao động gia đình tham gia vào bán sản phẩm. Tổng chi cho thuê lao động trong toàn chuỗi là 1062,107 nghìn đồng, đồng nghĩa với từng giai đoạn của chuỗi đều tạo ra lượng lao động tương đối lớn cho người lao động. Đặc biệt, trong chế biến bột và chế biến miến có sử dụng công nghệ vào sản xuất và cần lao động lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w