Lịch sử phát triển làng nghề miến dong thôn Lại Trạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 55)

Làng nghề miến dong của thôn Lại Trạch có cách đây gần 60 năm, ban đầu sản xuất quy mô nhỏ lẻ, cả làng 120 hộ làm nghề từ sát củ đến chế biến miến và bình quân đạt 20kg miến /ngày. Đến năm 1960, sản xuất lớn hơn và đã cải tiến công nghệ, sử dụng nồi, phên to hơn và bắt đầu dùng bột chín trộn với bột sống để đỡ lắng bột. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất miến cũng đã bắt đầu pha thêm phèn chua để sợi miến dai, trong và ngon hơn nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, công suất lúc này đạt 80- 100kg miến/ ngày. Năm 1975- 1980 làng nghề thực hiện cải tiến công nghệ và đưa điện vào sản xuất (sản xuất bước đầu chuyển sang bán công nghiệp), đồng thời, dùng lọc tẩy hóa chất, sản xuất quy mô lớn hơn. Số lượng cơ sở sản xuất miến giảm xuống 20 hộ sản xuất dưới quy trình bán công nghệ, giảm số lượng lao động thủ công, tăng khối lượng lao động công nghiệp và tăng hiệu quả trong chế biến miến, và đạt 1500kg miến/ngày đến 2000 kg miến/ngày. Giai đoạn này, các cơ sở sản xuất đã dần không trực tiếp sản xuất ra nguyên liệu đầu vào và bắt đầu tìm mua vùng lân cận như: xã Tứ Dân, tỉnh Hưng Yên hay Dương Liễu, Hà tây…Và từ năm 1980 đến nay, làng nghề duy trì và ngày một phát triển hơn, áp dụng nhiều máy móc vào trong chế biến hơn, số hộ tăng lên 31 hộ (cả các hộ thôn Từ Tây xác nhập).

Miến dong thôn Lại Trạch đã chính thức được công nhận làng nghề từ tháng 03/2004. Trước đây, từ sau khoán 10 và chỉ thị 100 giao ruộng đất lâu dài cho bà con nông dân nơi đây, trong thời kỳ những năm 1990- 2000 cánh đồng của bà con chỉ có dong riềng sau khi có chính sách dồn điền đổi thửa đã

chuyển đổi dần dần và thay đổi theo chiều hướng chuyên môn hơn, mở rộng quy mô chế biến, tạo nên quy mô trồng và chế biến bớt đi sự manh mún.

Quy mô đã có sự thay đổi từ năm 2004, đã hình thành được mô hình 18 hộ, 18 hộ này đã mạnh dạn đầu tư chế biến bằng cơ khí hóa, đưa máy móc trợ giúp sức người, mỗi hộ lúc này chỉ tính vốn cố định đã lên đến 100 triệu đồng. Mỗi ngày, mỗi hộ thuê 10- 12 lao động thường xuyên, đáp ứng tỷ lệ lao động lớn của địa phương. Tuy nhiên, một phần do sự chuyên môn hóa, một phần do điều kiện đất đai khiến cho chất lượng và hiệu quả trồng dong riềng tại làng nghề không còn, cơ sở chế biến miến đã tìm nguồn đầu vào ở các vùng khác nhau như Sơn La, Mộc Châu,…và chủ yếu là lượng bột được lấy tại xã Tứ Dân, Khoái Châu, Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 55)