Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 37)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ là xã thuộc Đồng bằng Sông Hồng cách trung tâm huyện 10 km về phía Đông Nam

Xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ gồm có 7 thôn, mỗi thôn có một thế mạnh riêng như Từ Tây phát triển chăn nuôi và trồng rau màu, Từ Hồ nổi trội hơn về kinh doanh – dịch vụ trong đó thôn Lại Trạch nổi tiếng với làng nghề miến dong, với các cơ sở chế biến ngày một đảm bảo chất lượng hơn do đã được đầu tư công nghệ vào dây truyền sản xuất. Toàn thôn có 820 nhân khẩu với 241 hộ trong đó, số hộ làm kinh doanh – Dịch vụ chiếm 26% tổng số hộ của thôn (số cơ sở chế biến lớn chiếm 50%) (1)

Phía Bắc giáp xã Hoàn Long, Phía Đông Bắc giáp xã Đồng Than, phía Nam giáp xã Yên Hòa, phía Đông giáp xã Việt Cường, phía Tây giáp huyện Khoái Châu

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai

a) Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp góp phần nâng cao cuộc sống cho các người dân địa phương, không những vậy cũng tạo tiền đề thúc đẩy cho công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển.

b) Tình hình đất đai của xã

Đất đai của xã có nguồn gốc từ phù sa sông Hồng không được bồi hằng năm, đặc điểm của loại này là trung tính không chua mặn, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao rất thuận lợi cho phát triển rau màu có tác động tích cực tới nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân trong xã.

Bình quân diện tích đất canh tác của xã năm 2010 là 432.25m2. Có thể thấy, diện tích đất canh tác đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo ra nguồn lương thực dồi dào cung cấp đủ nhu cầu lương thực của người dân trong xã, bình quân lương thực là 870 kg/người/năm. Địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng còn 3.95 ha chiếm 0.49% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nông nghiệp của xã qua 3 năm giảm, với tốc độ bình quân chậm là 0.14% (năm 2009 524,11ha đến năm 2010 còn 523,35ha) trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 1,56%/năm 2010 và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng tăng từ 4,85 ha năm 2009 lên 5,53 ha năm 2010. Những năm qua, xã yên Phú tích cực triển khai chủ trương thúc đẩy chuyển đổi mục đích sử dụng nên tạo ra nhiều biến động về loại đất, đặc biệt đất chưa sử dụng được chia cho người dân sản xuất nên diện tích giảm đáng kể (giảm 6.2%/năm). Cụ thể, tình hình đất đai của xã thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai xã Yên Phú năm 2008-2010

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 09/ 08 10 /09 BQ

I, Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 799,99 100,00 799,99 100 799,99 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 524,82 65,60 524,11 65,51 523,34 65,42 99,86 99,85 99,86 1. Đất nông nghiệp 524,82 65,60 524,11 65,51 523,34 65,42 99,86 99,85 99,86 - Đất canh tác 437,35 54,67 435,13 54,39 432,25 54,03 99,49 99,34 99,42 - Đất trồng cây lâu năm 82,96 10,37 84,13 10,52 85,56 10,70 101,41 101,70 101,56 - Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 4,51 0,56 4,85 0,61 5,53 0,69 107,54 114,02 110,78 2. Đất thổ cư 99,42 12,43 99,86 12,48 100,18 12,52 100,44 100,32 100,38 3. Đất chuyên dùng 151,26 18,91 151,87 18,98 152,52 19,07 100,40 100,43 100,42 4. Đất chưa sử dụng 4,49 0,56 4,15 0,52 3,95 0,49 92,43 95,18 93,80 II, Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất NNBQ/hộ NN 0,230 0,228 0,227 2. Đất NNBQ/LĐ NN 0,097 0,096 0,096 3. Đất CTBQ/hộ NN 0,192 0,190 0,187 4. Đất CTBQ/ LĐ NN 0,081 0,080 0,079

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu các loại đất chuyên dùng của xã Yên Phú năm 2010

Năm 2010 vừa qua, xã Yên Phú đã đầu tư tương đối lớn cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông (32% tổng diện tích đất chuyên dùng), 39% đất cho xây dựng, 17% đất thủy lợi nó góp phần nhỏ vào thúc đẩy việc giao thương buôn bán và tạo điều kiện cho người dân trong xã ổn định cuộc sống hơn.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết và thủy văn

a) Khí hậu thời tiết

Xã Yên Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, vì thế khí hậu thời tiết được phân biệt rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô hanh

Lượng mưa trung bình 1750 mm/ năm, lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 5 đến tháng 8 trong năm. Lượng mưa thấp tập trung vào tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 170C đến 280C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Theo thống kê của đài khí tượng thủy văn của tỉnh Hưng Yên cho biết thời tiết ổn định, thuận lợi cho sản xuất, phát triển nông nghiệp.

b) Thủy văn

Hệ thống mương máng tương đối nhiều và đặc biệt là kênh tưới, kênh Đông tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển và sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 37)