Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)

20 tạ củ dong /sào 4,5 tạ bột 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến 2,7 tạ miến

4.2.2 Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗ

4.2.2.1 Tác nhân trồng dong riềng và chế biến bột

Xã Tứ Dân có lợi thế về đất đai rất phù hợp với củ dong riềng vì vậy cũng hình thành các hộ chuyên chế biến bột, và cứ đến thời điểm thu hoạch củ là các hộ chế biến đều đi tìm kiếm xem ở đâu có nhiều ruộng dong riềng đẹp thì vào mua trực tiếp, thỏa thuận giá cả rồi “thuận mua vừa bán” là được.

Hộp 4.1 Chưa có hợp đồng trong mua bán dong riềng

Nhà tôi trồng và chăm sóc đến vụ thu hoạch, có người đến hỏi mua, nếu thấy được giá thì tôi bán, chưa có hợp đồng gì cả.

Bác Văn Khắc Tư chia sẻ khi được hỏi về hợp đồng mua bán

Hai bên trao đổi thông tin với nhau, người trồng dong riềng thì nắm được các khoản chi phí/sào ruộng, giá bột trong năm, sau đó, hộ chế biến đến hỏi cũng chia sẻ về giá bột và áng lượng củ / sào ruộng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm, qua quá trình thỏa thuận bằng miệng hợp lý thì giao dịch được trao đổi. Có 30% số hộ được phỏng vấn cho biết họ có tham khảo giá bán của hàng xóm trước khi bán ruộng củ dong. 10% số người trồng dong có diện tích lớn,

chủ cơ sở chế biến bột xin số điện thoại và chủ động liên lạc khi mùa vụ tới. Đôi khi, người dân chỉ muốn bán sản phẩm cho hộ chế biến bột khi được đặt cọc tiền trước.

Phương thức thanh toán: Đa số hộ chế biến bột trả tiền ngay cho người trồng dong, năm 2010 giá bán được quy theo sào (1 sào người trồng được trả 2000 - 2200 nghìn đồng), khi mua nhiều hoặc “mối” đã quen thì 10% trả sau 1 đến 2 tháng.

Tác nhân chế biến bột thuê lao động đến và thu hoạch ruộng củ đó về cộng thêm cả chi phí vận chuyển.

4.2.2.2 Tác nhân chế biến bột dong và buôn bán bột

Các hộ chế biến bột đầu tư công nghệ vào dây truyền sản xuất, và giữa các hộ chế biến có trao đổi với nhau về giá cả thu mua đầu vào cũng như là dự kiến giá bán bột có thể chấp nhận được. Các cơ sở chế biến đôi khi sử dụng máy chế biến bột để xay sát bột thuê cho người trồng củ theo nhu cầu của họ.

Cách thức mà 2 tác nhân trao đổi chủ yếu qua thỏa thuận trực tiếp, do 100% hộ bán buôn cùng trên địa bàn nên các thông tin về cơ sở chế biến bột hộ bán buôn đều nắm rõ.

Giá bán cũng được thỏa thuận 2 bên, tác nhân bán buôn xác định giá bột căn cứ một phần vào lãi suất ngân hàng, một phần phụ thuộc vào giá miến, và quan trọng là thị trường cung bột.

Hộp 4.2 Giá bột phụ thuộc vào thị trường cung bột

Nếu lượng bột trên địa bàn rồi rào thì giá bột sẽ hạ xuống và người thu mua bột sẽ là người có lợi thế trong định giá, do đó cần có nhiều vốn để tranh thủ những thời điểm bột xuống giá thì mua nhiều, và chờ bột lên giá…

Chú Nguyễn Văn Hùng- hộ bán buôn bột lớn chia sẻ.

Đôi khi hộ bán buôn tới cơ sở chế biến bột và đặt trước tiền (10-20% so với lượng bột dự kiến lấy) để giữ nguồn bột của mình.

Hộ bán buôn bột sẽ chịu chi phí vận chuyển, tới cơ sở và thuê lao động bốc vác bột chuyển về nhà.

Đôi khi, giá bột được thỏa thuận nhưng khi tác nhân bán buôn tới cơ sở chế biến lấy, giá bột tăng thì cơ sở chế biến vẫn muốn đòi hỏi tăng giá lên. Và tùy thuộc vào tình hình tài chính mà tác nhân bán buôn sẽ quyết định giảm một phần nhỏ cho cơ sở chế biến.

Có thể thấy, tác nhân bán buôn bột là mắt xích quan trọng của quá trình vận chuyển bột từ cơ sở chế biến nguyên liệu bột dong tới các cơ sở chế biến miến. Vậy mối liên kết giữa tác nhân bán buôn bột và tác nhân chế biến miến như thế nào? Chặt chẽ hay lỏng lẻo?

4.2.2.3 Tác nhân buôn bán bột và chế biến miến

Hộ chế biến miến và hộ “gốt” bột có gắn kết với nhau dưới hình thức là giữ lại 15- 20%/ tổng số tiền thanh toán để trả sau, nếu bột xấu hay không đảm bảo chất lượng thì sẽ giảm lượng thanh toán. Tuy nhiên, quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu dựa vào niềm tin và làm việc với nhau nhiều năm nên tạo được sự tín nhiệm qua mỗi tác nhân.

Hai tác nhân này liên hệ với nhau qua điện thoại và thỏa thuận về giá, số lượng, sau đó hộ bán buôn sẽ vận chuyển bột tới nhà cho hộ chế biến miến. Có 40% cơ sở chế biến miến là trực tiếp lấy bột tại các cơ sở chế biến bột, bằng hình thức thỏa thuận cũng thông qua điện thoại, thuê xe tới trở cộng với lao động bốc xếp bột thay vào đó cơ sở chế biến sẽ giảm được một khoản chi phí do hộ bán buôn hưởng chênh lệch.

4.3.1.4 Tác nhân chế biến miến và buôn bán miến

* Mối quan hệ giữa các hộ chế biến miến

Làng nghề đã hình thành tổ làng nghề, quy mô sản xuất và chế biến được mở rộng hơn rất nhiều, mặt khác quá trình chế biến miến đã được áp dụng công nghệ và sử dụng các loại máy móc hiện đại có sử dụng lao động trong sản xuất, giúp chất lượng sản phẩm của làng nghề ngày càng được người tiêu dùng biết đến.Tuy nhiên, liên kết giữa các thành viên trong làng nghề còn rời rạc, “một năm tổ làng nghề họp một lần để gặp gỡ và chia sẻ về biến động

về giá cũng như lượng miến được tiêu thụ của từng hộ hay lỗ lãi của các hộ, khoản quỹ đóng góp để tổ duy trì…” (Bác Chiến – tổ trưởng tổ làng nghề kể)

Các hộ chế biến chưa liên kết với nhau nhưng cũng có thỏa thuận về giá cả đầu vào, hay giá bán miến cũng như giá thuê lao động (thông qua các cuộc nói chuyện với nhau)

4.2.2.5 Tác nhân buôn bán miến và bán lẻ miến

Giữa 2 tác nhân này sẽ giao dịch bằng miệng với nhau qua một số lần, tạo quan hệ gắn bó và tin tưởng nhau, vì người bán lẻ thường là các chợ nên khi hết hàng bán sẽ gọi người bán buôn trở tới. Số lượng người bán lẻ lấy là số lượng ít (2 tạ -5 tạ) nên phương thức thanh toán là 100% trả tiền ngay.

Đôi khi, hộ buôn luôn là người tạo thị trường bán của mình với số lượng lớn, khi đi giải hàng khắp các địa điểm cụ thể, trở tận nơi cho người bán lẻ. Trước đó, có thảo thuận qua điện thoại về giá cả, số lượng miến. Và giá miến giữa 2 tác nhân phụ thuộc vào tác nhân bán buôn miến, tác nhân bán lẻ tùy thuộc vào lượng miến tiêu thụ tại thời điểm đó và thỏa thuận, hộ bán lẻ sẽ bán miến và hưởng chênh lệch 5000-6000 đ/kg.

4.2.2.6 Tác nhân bán lẻ miến và người tiêu dùng

Hai tác nhân này mối liên kết đa phần mang tính thời điểm, hộ bán lẻ bán tại các phiên chợ, người tiêu dùng có nhu cầu và sở thích tới mua, và trao đổi được diễn ra, người tiêu dùng nếu có công việc sẽ mua với số lượng lớn.

Hộp 4.3 Nhận xét của người tiêu dùng miến Lại Trạch

Ban đầu, thì tôi cũng không chú ý tới loại miến ở đâu, qua nhiều lần tiêu dùng, thấy miến Lại Trạch ngon, sợi dai hơn và khi nguội sợi không bị vữa ra,… nên tôi rất thích tiêu dùng miến đó…

Ý kiến của 1 người tiêu dùng miến Lại Trạch bán tại chợ Hải Dương

Tóm lại, các tác nhân trong chuỗi miến dong đều chưa có hợp đồng liên kết, quan hệ mang tính thời điểm, lỏng lẻo, chỉ là sự thỏa thuận bằng miệng thông thường, giao dịch diễn ra trên thị trường tự do, qua mua bán nhiều lần, tạo niềm tin và uy tín “khách quen” là lý do chính giúp quan hệ gắn bó lâu dài. Riêng tác nhân bán buôn bột và chế biến miến có hình thức giữ lại trên 15% tổng giá trị của giao dịch. Tại các vùng cung nguyên liệu, xã Tứ Dân, do chưa có hợp đồng liên kết, cũng như tổ chức hỗ trợ ít nên diện tích trồng ngày càng thu hẹp, trong khi chất lượng bột trên địa bàn sản xuất ra ngon do kinh nghiệm trong chăm sóc, cũng như có lợi thế về đất đai. Bên cạnh đó, giữa các tác nhân cũng không có sự trao đổi, chia sẻ thông tin vì vậy các cơ sở chế biến đối mặt với rủi ro thiếu nguyên liệu để chế biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong của làng nghề miến dong thôn lại trạch, xã yên phú, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)