Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 135 - 146)

4.4.2.1Bảo tồn về làng nghề và đội ngũ nghệ nhân.

Huyện cần có các chính sách khuyến khích các hộ trong huyện nói chung và đặc biệt các hộ trong làng nghề nói riêng tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm của làng nghề. Hỗ trợ, khen tặng các nghệ nhân của các làng nghề nhất là đối với nghề nón lá, chạm bạc, nghề làm bánh đa để khuyến khích họ truyền đạt lại kinh nghiệm, kỹ thuật đặc biệt các bí quyết cho đời sau.

Tổ chức các hoạt động về ngày lễ, ngày hội các làng nghề vào các ngày giỗ tổ của làng nghề. Trong đó tổ chức các cuộc thi về hát, đá bóng và đặc biệt nhất là thi về tay nghề và sản phẩm. Đây cũng là cơ hội giúp các hộ phát triển hơn, hiểu hơn về văn hóa sản phẩm của làng nghề.

4.4.2.2Giải pháp về vốn

Hiện nay nhu cầu về vốn cho các nghề truyền thống ở huyện Ân Thi đang rất cấp bách, đặc biệt là đối với làng nghề chạm bạc. Thực tế cho thấy các nguồn vốn để cung cấp cho các nghề còn rất hạn chế, sự thiếu vốn thường xuyên diễn ra do khả năng tích luỹđểđầu tư phát triển sản xuất của các cơ sở còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức hay bán chính thức còn rất hạn hẹp. Các nguồn vốn của các cơ sở sản xuất thường chủ yếu là vốn tự có và vốn vay của các đối tượng khác như vay người thân, chơi họ... trong khi đó nguồn vốn vay của ngân hàng thường rất ít và theo chủ các cơ sở cho biết thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng là rất khó khăn. Do vậy, để tháo gỡ vấn đề về vốn hiện nay thì huyện cần có chính sách, chủ trương như sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 126

Với huyện cần mở rộng hệ thống dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn, đặc biệt đối với đối với làng nghề, tổ chức các quỹ tín dụng chuyên dành cho phục vụ phát triển tiểu thụ công nghiệp nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng ở Ân Thi. Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ Quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng người nghèo và các Ngân hàng Thương mại quốc doanh. Hệ thống Ngân hàng cần mở rộng các đại lý, đại diện của mình trên khắp các địa bàn nông thôn, đặc biệt là làng nghềở huyện Ân Thi như chạm bạc ở xã Phù Ủng, làng nghề nón lá ở thôn Mão Cầu xã Hồ Tùng Mậu, làng nghề Bánh đa thuộc thôn Trà Phương xã Hồng Vân, nơi thường có nhu cầu về sử dụng vốn lớn để phục vụ cho sản xuât và mở rộng sản xuất.

Mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng phục vụ cho các cơ sở nghề, cho các chủ cơ sở được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đặc biệt hỗ trợ mở các lớp học về nghề Chạm bạc cho các lao động ở huyện Ân Thi vì đây là nghề đòi hỏi phải qua quá trình học nghề mới có thể tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Ngoài hệ thống các ngân hàng nên phát triển mạnh các quỹ tín dụng nhân dân.

Huyện Ân Thi cần đưa ra các chính sách tài chính, tín dụng nhằm hỗ trợ tạo lập và tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh cho các làng nghề trong huyện nhất là đối với làng nghề Chạm bạc. Huyện cần có kế hoạch dành một lượng vốn đáng kể nhất định từ nguồn vốn đầu tư phát triển để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp TTCN trong làng nghề ở huyện Ân Thi đang được khôi phục và phát triển làng nghề. Với ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay để kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình triển khai dự án và sử dụng vốn vay để phối hợp với các khách hàng để cùng tháo gỡ, chấn chỉnh các sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, giảm thiểu sự rủi ro, thất thoát vốn cho vay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 127 Huyện cần đề xuất các ngân hàng và quỹ tín dụng đơn giản hoá các thủ tục cho vay trung hạn và dài hạn, điều chỉnh lại mức vốn và thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng và từng chu kỳ sản xuất ra sản phẩm. Việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang bị máy móc đầu tư xử lý môi trường phải được ưu tiên hàng đầu trong chính sách cho vay vốn.

Huyện cần thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hộ sản xuất làng nghề và các cơ sở sản xuất vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một phần những khó khăn khi thế chấp cho vay vốn để phục vụ cho sản xuất của các làng nghề nhất là đối với làng nghề Chạm bạc vì nghề này cần rất nhiều vốn.

Khuyến khích các tổ chức như: Hội phụ nữ, thanh niên, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể khác trong huyện Ân Thi đứng ra bảo lãnh cho các hộ làm nghềđược vay vốn đầu tư cho sản xuất.

Hướng dẫn chi tiết các hộ trong làng nghề sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, các chủ doanh nghiệp, hộ gia đình trong các làng nghề cần được nâng cao tri thức về quản lý, các kiến thức về kinh doanh, tiếp thị, tiếp cận thị trường, quản lý tài chính… nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh.

4.4.2.3Nguồn nguyên liệu cho sản xuất làng nghề

Đôi với nghề chế tác bạc thì nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối khó khăn vì hiện nay giá cả vàng bạc trên toàn thế giới nói chung là không ổn định gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở sản xuất. Với giá có xu hướng ngày càng tăng thì các chủ cơ sở nên có những biện pháp huy động vốn để dự trữ hàng.

Đối với nghề nón lá thì nguồn nguyên liệu hiện nay mới chỉ lấy chủ yếu ở ngoài tỉnh. Do vậy cần mở rộng thị trường cung cấp khác. Đặc biệt cần tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 128 đươc vùng nguyên liệu ngay trong huyện Ân Thi để có nguồn cung cấp ổn đinh, đồng thời góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập chi người dân trong huyên không làm nghề.

4.4.2.4Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các nghề

Thị trường bao giờ cũng là căn cứ ban đầu của phát triển sản xuất và là tiêu điểm hướng tới các nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hiện nay tình hình thị trường tiêu thụ của các nghề truyền thống tuy đã có những bước phát triển hơn hẳn so với thời kỳ trước song thực tế vẫn còn mang tính tự phát và thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tới sản xuất. Để mở rộng thị trường cho các nghề truyền thống trong huyện Ân Thi hiện nay cần có các giải pháp đó là:

Với nhà nước cần sớm xây dựng thương hiệu cho làng nghề, tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, thông qua việc giao trách nhiệm cho các cơ quan ngoại thương, nắm vững thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực, từng nước đối với mặt hàng TTCN của nước ta. Cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các dịch vụ tư vấn về chiến lược mặt hàng, thị trường. Trợ giúp giới thiệu sản phẩm của làng nghề thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế và trong nước.

Đồng thời, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức và cá nhân quan tâm chú trọng đến công tác tiếp thị (tạo mẫu mã hàng hoá, chào hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu). Hạn chế tình trạng cạnh tranh hỗn loạn làm tổn hại đến lợi ích chung. Giảm những khâu trung gian không cần thiết, làm tổn hại và gây thua thiệt cho người sản xuất.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong làng nghề mở các đại lý, các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị và các tụđiểm thương mại, các chợ nông thôn ở các địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 129 khác nhau. Bên cạnh đó, nên khuyến khích hình thành các Hiệp hội ngành nghề ngay từ trong từng làng - xã đến huyện, tỉnh và Trung ương. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, các cá nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm....tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Các hộ thành lập các nhóm sản xuất, để ký kết hợp đồng, lập trang web để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình.

Tiềm năng xuất khẩu sang các nước bạn láng giềng như nước Lào, Campuchia... của sản phẩm nghề chạm bạc là rất lớn. Do vậy các chủ sơ sở phải tích cực nghiên cứu thăm dò để tìm hiểu thị trường, chính quyền địa phương nên tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất giỏi đi thực tế sang các nước bạn để tìm hiểu nhu cầu thực tế của họ để từ đó có được những sản phẩm cung ứng cho phù hợp với nhu cầu, với phong tục tập quán của khách hàng.

Nhà nước có những chính sách hỗ trợ ứng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm để sản phẩm được thị trường chấp nhận.

Cần tạo được liên kết 4 nhà trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong định hướng phát triển, xây dựng co chế thông thoáng tạo điều kiện tốt cho 3 nhà nhà Doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nông. Để sự tham gia của cả 4 nhà đạt được hiệu quả và bền vững thì đối với mỗi đối tượng cần có những chiến lược hành động cụ thể và hài hòa về lợi ích của các bên

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cụ hể nhằm để bảo tồn và phát triền làng nghề truyền thống ở các làng ở huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 130 Nhà khoa học: tham gia vào nghiên cứu để lưu giữ lại những sản phẩm, nét văn hóa trong những sản phẩm mà đang dần bị mai một đi

Nhà Nông: Khuyến khích họ tham gia sản xuất, hợp tác vợi các nhà khác để có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu , thị trường tiêu thụ, hiểu rõ hơn về những nét đặc trưng của sản phẩm.

Nhà doanh nghiêp: Xây dựng lên các doanh nhiệp, HTX để tổ chức sản xuất được tốt hơn, chất lượng đồng đều hơn. Đặc biệt họ sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được nhiều và ổn định hơn, giúp cho các hộ yên tâm trong việc đầu tư sản xuất.

4.4.2.5Giải pháp về tăng cường sử dụng kỹ thuật & công nghệ.

Hiện nay công nghệ sản xuất của các nghề truyền thống thường còn rất lạc hậu đã làm giảm chất lượng, mẫu mã và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trước nhu cầu phát triển của sản xuất, sức ép của thị trường và nền kinh tế hội nhập, sự đổi mới công nghệ đã trở thành nhu cầu bức thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất. Vì vậy tăng cường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ công nghệ mới cho các nghề là một trong những nhiễm vụưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới phải được thực hiện kết hợp với kỹ thuật công nghệ truyền thống, nhằm tạo nên một hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy nhau phát triển, đảm bảo cho các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Các hộ cần áp dụng khoa học công nghệ vào những công đoạn không cần thiết phải làm thủ công.

Để đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất cần có sự hỗ trợ vốn ban đầu cho những cá nhân hay tập thể có đề tài nghiên cứu phục vụ việc đổi mới công nghệ trong các nghề. Bên cạnh đó địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nhà khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 131 tích cực nghiên cứu, sáng chế các thiết bị, máy móc phục vụ cho các nghề truyền thống.

4.4.2.6Giải pháp về nhân lực.

Nhà nước cần có các chính sách khen thưởng và ưu đãi thích đáng đối với các nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ. Hàng năm hoặc vài năm một lần cần tổ chức xét, công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý, cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi có phát minh sáng chế, cải tiến máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất. Đây là giải pháp giúp bảo tồn được những đặc trưng và nét văn hóa trong sản phẩm, tránh sự mai một.

Qua khảo sát thực tế cho thấy lao động trong các nghề truyền thống trong huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Đa số lao động có trình độ văn hóa chưa cao. Chủ yếu người lao động cho làng nghề chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản mà chủ yếu là chỉ mới qua một thời gian ngắn học việc. Đối với nghề chế tác chạm bạc lao động có tay nghề trong địa bàn huyện là chưa sử dụng nhiều, mà chủ yếu các chủ sơ sở phải thuê ở các tỉnh khác do vậy vấn chưa tạo được việc làm nhiều ở đây. Do vậy đểđáp ứng vấn đề lao động cả về số lượng và chất lượng chúng ta cần có các giải pháp sau:

Nâng cao trình độ dân trí và trình độ học vấn cho người lao động trong các nghề truyền thống. Tổ chức các lớp đào tạo dài hạn cũng như ngắn hạn cho người lao động. Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề. Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, cần có cơ sở đào tạo các nghề thông qua các lớp tập huấn tại địa phương. Thông qua các cơ sở này nhà nước có sự hỗ trợ về đội ngũ cán bộ giảng dạy và nội dung trương trình. Kết hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 132 chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các cơ sở nghề, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản.

Vấn đề đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm, tránh đào tạo tràn lan như hiện nay, vấn đề thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến. Đào tạo theo từng làng nghề phù hợp, đào tạo cho lao động ở làng chạm bạc làm nghê chạm bạc, lang làm nón lá sẽ học cách làm nón….Ngoài ra nhà nước nên miễn phí cho những người học nghề ở các trường mà trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất thuộc các nghề truyền thống.

Khai thác nguồn lao động trẻ có tri thức, trình độ quản lý kinh tế, quản lý xây dựng thị trường, cải tiến mẫu mã trong quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ đặc biệt là các doanh nghiệp trong làng nghề. Muốn vậy địa phương nên tổ chức mời các chuyên gia giỏi vềđịa phương để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức về kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ, cho các chủ cơ sở sản xuất. Nội dung đào tạo cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh, kinh doanh các sản phẩm thuộc các nghề truỳên thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 135 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)