Năng lực của làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 118 - 123)

4.3.2.1Nguồn nhân lực

Đồ thị 4.1 Thực trạng vềđào tạo nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109 Qua điều tra các hộ cho thấy, chỉ có các hộ chạm bạc có 16% số lao động được đào tạo tại lớp, đây là những lao động có tay nghề cao trong làng, những lao động được đào tạo bài bản. Có 36,80% số lao động được đài tạo tại gia đình, còn chủ yếu là các lao động được đào tạo qua các thợ lành nghề, cầm tay chỉ việc. Các lao động làm nghê nón lá chủ yếu là được đào tạo tại gia đình, đời trước truyền lại cho đời sau. Bên cạnh đó có những lao động đi học từ những người lành nghề khác vi gia đình không làm nghề này hoặc từ các làng khác sang làm thuê.

Như vậy các lao động ở đây chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa được học các lớp tập huấn. Đặc biệt các nghề như nón lá, bánh đa còn mang tính chất, đời trước truyền lại cho đời sau. Nên sự học hỏi hay sáng tạo mới trong việc tạo ra sản phẩm chưa cao. Nên để tạo được sự cạnh tranh trên thị trường cần tạo được nét đặc trưng hơn nữa của sản phẩm. Bảng 4.18. Khả năng huy động về lao động ĐVT: Người Chỉ tiêu Chạm bạc Nón lá Bánh đa 1. Tổng số nhân khẩu/làng 17766 7228 7148 2. Tổng số lao động/làng 9603 3950 3885 3. Số lao động làm nghề 6172 1568 1884 - Địa phương 3948 1568 1554 - Thuê ngoài 2224 0 330 4. Số nhân khẩu/ số lao động làng nghề 2,88 4,61 3,79 5. Sô lao động làng/ số lao động nghề 1,56 2,52 2,06

Nguồn: Từ các phòng ban huyện, xã, làng, 2014

Tình hình sử nguồn lực lao động và mức sử dụng lao động được thể hiện qua bảng dưới. Tổng số nhân khẩu của làng nghề chạm bạc là 17766 người, trong đó số lượng lao động chiếm hơn 54%, còn lại là trẻ nhỏ và người già. Số lượng lao động làm nghề chiếm là 6172 lao động, trong đó lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110 địa phương chiếm hơn 63%. Cứ một lao đông làng nghề chạm bạc nuôi 2,88 nhân khẩu. Như vậy ta thấy được số lượng lao động trong làng nghềđang còn nhiều, có thể mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng số lượng lao động đang dư thừa này.

Đối với làng nghề nón lá cũng có số lượng dân số đông hơn 7200 người, trong đó có 3950 lao động, chiếm hơn 54% so với tổng nhân khẩu của cả làng. Nghề này sử dụng 100% số lao động địa phương để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng số lượng lao động sử dụng cho nghề này còn ít chỉ hơn 1568 người. Làng nghề bánh đa còn nhỏ, chưa phát triển rộng ra ngoài nhiều, cả làng chỉ có hơn 7148 người, lao động sử dụng cho nghề này là 1884 người, trong đó lao động của địa phương chiếm hơn 82%.

Như vậy chúng ta thấy được vài trò của làng nghề trong việc sử dụng lao động ở vùng nông thôn rât lớn. Hiện tại các làng nghề đã sử dụng được tương đối lớn số lượng lao động trong làng, nhưng trình độ lao động còn thấp, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu học qua cac người đi trước, cầm tay chỉ việc.

4.3.2.2Yếu tốđầu vào

Đồ thị 4.2 Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 Để sản xuất của các hộ được ổn định và phát triển thì cần phải có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng đảm bảo. Nhưng vì tính chất của các nghề khác nhau nên tính chất nguyên liệu hoàn toàn khác nhau. Như đối với nghề chạm bạc, nguyên liệu có thể mua về để với thời gian rất dài mà không hư hỏng, nhưng vì nó là loại sản phẩm quý hiếm nên giá cả của nó thay đối thường xuyên. Mặt khác khi giá thay đổi mức nhập hàng của các người cung cấp đầu vào cũng từng ngày, không nhập nhiều một lúc. Hơn nữa đây là sản phẩm có giá trị lớn nên nhiều hộ không thể đủ vốn để mua nhiều hàng hóa cùng 1 lúc.

Nghề nón lá tuy giá trị nguyên vật liệu thấp nhưng mức độ cung cấp nguyên vật liệu cho các các hộ chỉ đạt được có 86,45%. Nguyên nhân các nguyên vật liệu này trong huyện không có để cung cấp mà phải đi mua từ tỉnh khác. Hơn nữa cũng phải mua qua thu gom, bán buôn nên nguồn hàng không ổn định. Mặt khác các mặt hàng này không phải mùa nào cũng có thể có được nguyên liệu chất lượng tốt. Nguyên liệu của nghề bánh đa là gạo nên nghề này luôn chủđộng về nguyên liệu và đáp ứng được như cầu sản xuất của các hộ sản xuất.

4.3.2.3Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Một trong những thế bất lợi của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở huyện Ân Thi là trình độ thiết bị công nghệ về cơ bản còn lạc hậu, mang tính thủ công là chủ yếu, cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra thường có chất lượng chưa cao. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hoạt động trong cơ chế thị trường và công cuộc CNH, HĐH đất nước, tất yếu phải đòi hỏi từng bước đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất trong làng nghề. Chỉ có đổi mới công nghệ sản xuất mới giúp cho làng nghề nâng cao được năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường giúp cho làng nghề đứng vững và cạnh tranh được với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112 các sản phẩm tương cùng loại ở trong và ngoài nước, đồng thời làm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản và đặc thù của sản xuất trong làng nghề là kết hợp chặt chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Thế mạnh của công nghệ truyền thống là tạo nên sản phẩm khác biệt của sản phẩm với những nét đặc trưng của sản phẩm. Còn thế mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao, vì vậy sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng mà vẫn không mất đi bản sắc văn hóa dân tộc có trong sản phẩm.

4.3.2.4Nguồn vốn đầu tư

Bất cứ một ngành nghề nào nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất rất quan trọng và chiếm mang tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất của hộ. Vốn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng nghề tự chủ trong nền kinh tế thị trường, chủđộng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường. Có như vậy mới giúp cho các hộ sản xuất tương chủ động đầu tư xây dựng nhà xưởng để sản xuất mua nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là cơ sởđể tạo ra việc làm ở làng nghề. Khi nguồn vốn đủ các hộ sẽ chủ động được nguyên liệu đầu vào, đầu tưđược các máy móc công nghệ cần thiết để thực hiện các bước có thể thay thế thủ công mà không ảnh hưởng đến bản chất của sản phẩm. Khi có vốn sẽ mua được nguyên vật liệu với giá thấp hơn so với mua chịu.

Qua điều tra cho thấy các hộ làm nghề chạm bạc có hơn 65% số hộ thấy thiếu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân các hộ này không vay vốn để mở rộng sản xuất có 2 nguyên nhân chính, một số hộ không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113 thấy thiếu vốn nhưng không dám vay vốn để mở rộng sản xuất thêm vì họ sợ rủi ro và họ như hiện tại đã đã ổn. Hai là có nhiều hộ muốn vay vốn nhưng không vay được vốn để sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân khôngn vay được vốn có rất nhiều nhưng chung tôi thống kê có những nguyên nhân chính như ở bảng 4.23. Có tới 46,82% số hộ đánh giá họ không đủ tài sản để thế chấp vay vốn, 57,35% số hộđánh giá lãi suât cao họ sợ tiền lãi kinh doanh không đủđể tra. Đối với nghề bánh đa và nghề nón lá ít hộ thiếu vốn chưa đến 26% số hộ có thấy thiếu vốn. Vì hai nghề này không cần số lượng vốn lớn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, hơn nữa thời gian quay vòng vón rất nhanh có thể tính theo ngày.

Bảng 4.19 Khó khăn về vốn của các hộ sản xuất trong các làng nghề

ĐVT: %

Khó khăn về vốn Chạm bạc Nón lá Bánh đa Tính chung

1. Số hộ thiếu vốn 65,38 15,66 26,51 35,87 2. Nguyên nhân không vay được vốn

- Không có tài sản thế chấp 46,82 0 12,27 19,75

- Thiếu quan hệ 12,59 59,35 31,44 34,14

- Thủ tục phúc tạp 16,83 48,12 52,75 39,42

- Lãi cao 57,35 32,83 46,99 45,88

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 118 - 123)