2.2.2.1Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghềở tỉnh Hải Dương
Hải Dương có 42 làng nghề với trên 60 nghề khác nhau như: sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm,… nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đang dần bị mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục và phát triển làng nghề. Làng nghề ở Hải Dương đang ngày càng tỏ rõ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển làng nghềở Hải Dương đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Để đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề, Hải Dương đã xác định phải củng cố, nâng cao chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm của làng nghề. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghềở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để có thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá.Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập các thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghềđể huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị,… nhằm hoàn thiện hơn kết cấu cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.
2.2.2.2Kinh nghiệm phát triển làng nghềở tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh có 35 xã với 62 làng nghề (trong đó, có 53 làng nghề TTCN) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong, và Tiên Du (3 huyện này có 38 làng nghề, chiếm 61,29%). Trong số đó, có 20 làng nghề phát triển tốt, chiếm 32% như: làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt,... Có 26 làng nghề làng nghề hoạt động cầm chừng, chiếm 42%, chủ yếu là những làng nghề: chế biến mì, bún, bánh, nấu rượu, nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng,... Và có 16 làng nghề làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề, chiếm 26%.
Làng nghề ở Bắc Ninh được đánh giá là nguồn tiềm năng, thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, nên từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất làng nghề. Đặc biệt, năm 1998, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TƯ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH.
Hầu hết các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh đều tận dụng triệt để lao động trong và ngoài tỉnh ở nhiều độ tuổi rồi phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó thì hàng loạt các hệ thống dịch vụ cũng được phát triển đồng bộ như: thu gom, vận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 chuyển nguyên liệu, bán hàng hoặc dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao ở các làng nghề.
2.2.2.3Kinh nghiệm phát triển làng nghềở tỉnh Hà Tây (cũ)
Hà Tây (cũ) khi chưa hợp nhất với thành phố Hà Nội là một tỉnh có số lượng làng nghề lớn nhất nước ta, với khoảng 411 làng nghề. Có được sự thành công nhất định như ngày hôm nay là do tỉnh Hà Tây (cũ) đã thực hiện các biện pháp đem lại hiệu quả cao trong sự phát triển của làng nghề như:
- Không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các địa phương khác, cũng như thị trường quốc tế, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay đầu tư, nhờ đó nguồn vốn đầu tư vào các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng cao, tạo nên quy mô sản xuất không ngừng lớn mạnh, đảm bảo ổn định sản xuất.
- Các làng nghề ở Hà Tây (cũ) cũng luôn được các cơ quan có thẩm quyền trợ giúp, tìm cách quảng bá cho sản phẩm của mình tới các thị trường, cũng như người tiêu dùng bằng cách tổ chức các hội du lịch làng nghề, nhằm phát triển du lịch làng nghề.
- Các làng nghề không ngừng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề