Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 60 - 64)

3.1.1.1Vị trí địa lý

Ân Thi là một huyện nằm ở hạ lưu sông Hồng thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ và nằm ở phía Đông tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía Nam giáp huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp huyện Khoái Châu, Kim Động. Huyện lỵ Ân Thi cách trung tâm tỉnh lỵ Hưng Yên 25 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của huyện là 128,72 km2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

3.1.1.2Hành chính, xã hội

Dân số 128.043 người (năm 2011), gồm 20 xã và 1 thị trấn; là thị trấn Ân Thi và các xã: Phù Ủng, Bãi Sậy, Bắc Sơn, Đào Dương, Tân Phúc, Văn Nhuệ, Hoàng Hoa Thám, Quang Vinh, Vân Du, Xuân Trúc, Quảng Lãng, Đặng Lễ, Cẩm Ninh, Nguyễn Trãi, Đa Lộc, Tiền Phong, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang, Hạ Lễ.

Là một huyện đồng bằng thuần nông, chuyên canh lúa nước. Mật độ dân cư 995 người/km², dân trí tương đối cao, dân bản địa dân tộc Kinh. Tập quán thuần hậu, chủ yếu theo đạo Phật, đạo Mẫu (số ít theo Thiên chúa giáo). Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: đền thờ Đế Thích ở xã Cẩm Ninh, đền thờ Thái thượng Lão quân ở xã Hồng Vân, đền thờ Tể tướng Lữ Gia, tướng Lang Công, Cao Biền, Tả Ao ở xã Đặng Lễ, đền thờ Phạm Ngũ Lão xã Phù Ủng

3.1.1.3Khí hậu và thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.

3.1.1.4Giao thông

Huyện được chia cắt làm 4 phần theo hình chữ thập bởi 2 tuyến đường quốc lộ 38 dài 13,57km, đi qua 5 xã và 1 thị trấn gồm: Phù Ủng, Bãi Sậy, Tân Phúc, Quang Vinh, thị trấn Ân Thi, Quảng Lãng; tỉnh lộ 200 dài 15,5km, đi qua 5 xã và 1 thị trấn gồm: Vân Du, thị trấn Ân Thi, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang. Huyện quản lý 58,8 km đường với các tuyến đường như: đường 38B, đường 200B, 200C, 200D, đường đê 199. Đã rải nhựa 32,7km, đá cấp phối 26,1km. Hệ thống đường liên xã, liên thôn dài 452

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 km được nối với các trục đường liên tỉnh, liên huyện được rải bằng vật liệu cứng là 187,6 km (đạt 41,5%).

Hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai hai dự án là dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng chiều dài 8,05 km, đia qua 5 xã gồm: Xuân Trúc, Vân Du, Đào Dương, Tân Phúc, Bãi Sậy và dự án nối hai đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ Ninh Bình, chiều dài 5,8km, đia qua các xã gồm: Đặng Lễ, Quảng Lãng, Xuân Trúc hai dự án trên dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải được xây dựng hoà cùng hệ thống sông ngòi của huyện, tạo thành mạng lưới thuỷ nông, giao thông thuận tiện cho việc phát triển kinh tế.

3.1.1.5Đặc điểm đất đai của huyện

Huyện Ân thi mang đặc trưng của một vùng đồng bằng, không có đồi, núi, rừng và không có biển, địa hình tương đối bằng phẳng. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị duy nhất là nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than.

Ân Thi có nguồn nước ngầm và nước mặt hết sức phong phú, đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị của huyện. Đất đai của huyện được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình độ pH từ 5 - 6 được cải tạo bằng các biện pháp hoá học và thuỷ lợi thau chua. Địa chất khu vực huyện Ân Thi thuộc vùng châu thổ sông Hồng đất đai được cấu tạo bằng các lớp trầm tích bở dày 150 - 160 cm. Nhìn chung, đất đai của huyện cho phép phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ân Thi được thể hiện qua Bảng 3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 12872 ha, trong đó diện tích đất NN năm 2013 là 9046 ha, chiếm 70,28% tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai của huyện trong những 3 năm qua 2011- 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ A. Tổng diện tích tự nhiên 12872 100 12872 100 12872 100 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 9051 70,32 9049 70,30 9046 70,28 99,98 99,97 99,97 1. Đất canh tác 8270 91,37 8265 91,34 8264 91,36 99,94 99,99 99,96

2. Đất cây lâu năm 205 2,26 208 2,30 210 2,32 101,46 100,96 101,21

3. Đất mặtn nước NTTS 576 6,36 576 6,37 572 6,32 100,00 99,31 99,65

II. Phi nông nghiệp 3782 29,38 3785 29,40 3789 29,44 100,08 100,11 100,09

1. Đất thổ cư 1287 34,03 1290 34,08 1294 34,15 100,23 100,31 100,27 2. Đất chuyên dùng 1880 49,71 1883 49,75 1885 49,75 100,16 100,11 100,13 3. Đất khác 615 16,26 612 16,17 610 16,10 99,51 99,67 99,59 IV. Đất chưa sử dụng 39 0,30 38 0,30 37 0,29 97,44 97,37 97,40 B. Một số chỉ tiêu phân tích 1. Đất NN/khẩu 0,068 0,068 0,067 99,06 99,83 99,44 2. Đất NN/hộ NN 0,334 0,334 0,334 100,02 100,00 100,01 3. Đất canh tác/khẩu 0,068 0,068 0,067 99,06 99,83 99,44 4. Đất canh tác/hộ NN 0,334 0,334 0,334 100,02 100,00 100,01 5. Đất canh tác BQ/lao động 0,099 0,099 0,098 99,91 98,77 99,34 6. Đất canh tác BQ/lao động NN 0,114 0,116 0,119 101,46 103,04 102,25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Đất NN các năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2011là 9051 ha chiếm 70,32 % tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2012 giảm còn 9049 ha chiếm 70,30% tổng diện tích đất tự nhiên; bình quân 3 năm giảm 0,03% là do quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa diễn ra chậm trên địa bàn. Trong đất NN chủ yếu là đất canh tác với diện tích năm 2013 là 8264 ha, chiếm 91,36% tổng diện tích đất NN, đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm năm 2013 là 572 ha chiếm 6,32% tổng diện tích đất NN, có sự thay đổi này là do huyện đã khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng trũng. Nhìn chung tình hình sửđất đai của huyện không có nhiều sự thay đổi qua 3 năm, sự biến đổi về số nhân khẩu và lao động cũng không quá lớn nên các chỉ tiêu bình quân về đất NN và đất canh tác/nhân khẩu và lao động gần như giữ nguyên qua các năm.Bình quân 0,067 ha/khẩu và 0,334 ha/hộ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 60 - 64)