2.1.4.1Nội dung bảo tồn làng nghề truyền thống
Bảo tồn về sản phẩm
Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc văn hoá dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi nghề. Với những đặc điểm ấy chúng không chỉ còn là hàng hoá đơn thuần mà còn trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau.
Cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cần thiết phải bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủđề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động tức là quá trình sáng tạo; trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằng sức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ. Mỗi sản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng. Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Bảo tồn về văn hóa
Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc: Các làng nghề và ngành nghề TTCN gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam. Các sản phẩm làng nghề chứa đựng các phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam. Nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được.
Phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển bền vững làng nghề. Từ xa xưa, lịch sử Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề. ‘Mỗi làng nghè có một địa chỉ văn hóa, nó phản ánh nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, của từng vùng”. Làng nghề luôn thể hiện nét văn hóa độc đáo, mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng của từng làng nghề, theo thời gian một số sản phẩm đã vượt qua giá trị văn hóa đơn thuần góp phần làm nên văn hóa dân tộc. Có được thành quả như vậy nhờ sự kết tinh, hội tụ qua lao động của các thế hệ cha truyền con nối, cứ mỗi thế hệ lại sinh ra một nét độc đáo.
Thêm vào đó, làng nghề còn là nơi tổ chức lễ hội thường niên để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn các vị tổ nghề, nhắc nhở thế hệ sau tôn kính và tự hòa với những giá trị nghề nghiệp mà ông cha để lại và khuyến khích tục nghề sang các thế hệ sau. Chẳng hạn làng nghề Gốm Bát Tràng lễ hội thường diễn ra từ 14 dến 22 tháng 2 âm lịch hàng năm với việc tế tựở đình ở căn chỉ, rước lễ trên sông và quanh làng, các cuộc thi văn, thơ và đặc biệt thi tay nghề, thử tài...Đẩy là nét sinh hoạt văn hóa rất sôi động, điều đó thể hiện giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt dấu ấn văn hóa dân gian.
Làng nghề không chỉ đơn thuần làm ra các sản phẩm hàng hóa, mà còn là nơi bảo tồn giữ gìn giá trị văn hóa tinh thần: phản ánh sinh động lối sống và nếp sống giàu tính nhân văn. Trong điều kiện mở của hội nhập các sản phẩm làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 nghề còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài. Ngược lại đây cũng là cơ hội để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nhất là các sản phẩm có tính đặc trưng cho bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bảo tồn về nghệ nhân, công nghệ và bí quyết
Việc tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công của các làng nghề cũng là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng, việc này còn là một thiếu sót. Nguyên nhân ban đầu có thể do nhận thức chưa đúng rằng làng nghề chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế phụ. Do đó, các giá trị vô hình và đặc biệt là bàn tay khối óc và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm, những nghệ nhân lại dễ bị lãng quên. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họ ngoài tài ba khéo léo của đôi bàn tay, họ còn giữ trong mình những bí quyết, kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa, có khi xuất thần, khó giải thích bằng lời. Ngoài sự sáng tạo, nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá công lao và tỏ lòng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, mộtnội dung nhằm bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống.
Mỗi ngành nghề đều có đặc trưng riêng của nó, vê phương thúc sản xuất. Đặc biệt đối với những nghề truyền thống như nghề gốm sứ Bát Tràng, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề làm nón, ngề chạm khắc gỗ...Những nghề này yêu cầu các sản phẩm phải có sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sang tạo nghệ thuật để tạo ra sản phẩn hàng thủ công mỹ nghệ. Mỗi nghề có cách làm khác nhau, có những bí quyết riêng để tạo ra được sản phẩm đặc săc. Chúng ta cần gìn giữ những bí quyết công nghệ này, không để mai một và mất đi. Đời trước truyền đạt lại cho đời sau, kết hợp với hiện đại để ngày càng tạo ra sản phẩm đặc sắc hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các làng nghề. Tục thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề được cư dân làng nghề và xã hội coi trọng. Thờ tổ nghề là một nét văn hóa truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội, đời sống và con người. Từđặc trưng văn hóa này cho phép chúng ta mở rộng sự nghiên cứu về “nghề”, về “nghiệp”, về yếu tố “bản địa”, “sự thiên di” hay khả năng lan tỏa của mỗi nghề hay mỗi làng nghề. Cùng với tục thờ tổ nghề là các lễ hội dân gian là những sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội sẽ phản ánh đặc trưng của nghề, của cơ cấu làng nghề và những quy lệ. Ởđây ngoài yếu tố tâm linh còn chứa đựng sự ghi nhận những kinh nghiệm, quá trình phát triển, sự biến động và quá trình giao thoa của “nghề” và làng nghềđó. Như vậy, việc thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề là một hoạt động, một bộ phận văn hóa tạo nên bức tranh đầy đủ về làng nghề, do vậy việc bảo tồn nó cũng như các giá trị khác là hết sức cần thiết.
Như vậy: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có các làng nghề truyền thống. Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi tiến hành thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
2.1.4.2Nội dung về phát triển làng nghề truyền thống Huy động nguồn lực
Diện tích đất ngày càng bị thu hẹp nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có nguy cơ gia tăng, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn việc bảo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 tồn và phát triển làng nghề phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở địa phương nơi đây và lân cận. Sự phát triển làng nghề không chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng - xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều người lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không chỉ vậy, sự phát triển của làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Thực tế ở một số làng nghề cho thấy phát triển làng nghề góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Thực tế cho thấy năm 1997, các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết cho 34.120 lao động; trong đó lao động ở trong các làng nghề là 31.050 lao động và lao động thuê ngoài là 3.070 lao động. Năm 1998, các làng nghề ở Hưng Yên đã giải quyết cho 12.391 lao động. Năm 1997, các làng nghề ở Hà Tây đã giải quyết việc làm cho 113.956 lao động. Năm 1998, lao động trong các ngành nghề TTCN ở Vĩnh Phúc khoảng 22.000 lao động…
Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2.430 lao động của xã còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5.500 – 6.000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê hàng năm... Nghề sản xuất da và giả da ở làng Kiêu Kỵ ( Hà Nội) thu hút tới 1.400 lao động của làng vào làm việc.
Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động ở nông thôn.
Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, làng nghề truyền thống không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong làng nghề đều có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được. Hơn nữa, đặc điểm của sản xuất ở làng nghề truyền thống là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và cơ cấu lao động ít nên rất phù hợp với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các hộ gia đình. Với mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chẳng hạn, theo kết quả điều tra của Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), thì bình quân vốn của một doanh nghiệp ở nông thôn ĐBSH khoảng trên 1 tỷ đồng; trong khi đó vốn bình quân của một hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp khoảng 20,5 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề chỉ có khoảng 9,2 triệu đồng. Trong đó các hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp thì đại bộ phận có quy mô vốn từ 10 - 30 triệu đồng (chiếm 49,5%), tiếp đến là loại có quy mô từ 5 - 10 triệu đồng (20,6%), dưới 5 triệu đồng cũng chiếm tới 16,4%, số trên 30 triệu đồng chỉ chiếm có 13,5%. Ngoài vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động chính hàng năm, kinh tế làng nghề còn tận dụng thu hút lực lượng lao động mùa vụ nông nhàn và lực lượng lao động phụ (người già, trẻ em và học sinh). Chẳng hạn, số lao động dưới độ tuổi lao động tham gia làm nghề chạm khắc gỗở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) chiếm tới 25% tổng số lao động làm nghề; tỷ lệđó ở làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) là 20%.
Do đặc điểm sản xuất của làng nghề là sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi. Trẻ em tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc. Lực lượng này chiếm một tỷ lệ rất đáng kể trong số lao động làm nghề.
Việc làm đầy đủ, thu nhập đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao làm cho người lao động nói riêng, người dân nói chung ở làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 nghề sẽ yên tâm bám chặt lấy nghề, lấy quê hương. Họ sẽ tích cực, hăng hái lao động, sản xuất, kinh doanh để làm giàu cho bản thân, gia đình mình và xây dựng quê hương, làng xã họ ngày một khang trang, giàu đẹp, văn minh. Họ sẽ không phải đi “tha hương cầu thực”, đi tìm việc làm ở những nơi thị thành hoặc ở địa phương khác. Điều đó sẽ hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng di dân tự do, một trong những vấn đề nan giải hiện nay ở nước ta. Đồng thời nó cho phép thực hiện được phương châm “rời ruộng mà không rời làng” và thực hiện được quá trình đô thị hoá phi tập trung.
Tổ chức thực hiện
Sự phát triển làng nghề đã góp phần làm cho tỉ trọng của ngành nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng thời, nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp nhận công nghệ mới có liên quan đến nghề sẽ không mấy khó khăn so với nông dân ở các ngành thuần nông.
Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong làng nghề cũng thuận lợi hơn và gia tăng nhanh chóng hơn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề dễ dàng tiếp cận với kinh doanh lớn, công nghiệp lớn - hiện đại làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp lớn hiện đại, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn - hiện đại và đô thị hoá. Sự chuyển dịch của làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếở nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.
Ở những địa phương có nhiều làng nghề và ở các làng nghề phát triển, thường tỷ trọng GDP và lao động trong công nghiệp, T- TCN, dịch vụ tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 lên nhanh trong tổng GDP và lao động ở nông thôn. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của nông dân. Bình quân, giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn chiếm khoảng 60% - 80% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của các tỉnh.
Chẳng hạn, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Thái Bình chiếm khoảng xấp xỉ 75% tổng giá trị công nghiệp địa phương toàn tỉnh. Tỷ lệtương ứng đó ở Bắc Ninh là 73,7%, ở Hà Nam và Nam Định là 69,9%. Làng Trai