4.4.1 Đinh hướng và căn cứđểđưa ra giải pháp
4.4.1.1Định hướng
Bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp vào sản xuất trong làng nghề.
Bảo tồn và phát triển làng nghề trên nguyên tắc “HĐH công nghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại” hay “kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại”... cần theo hướng bảo tồn (duy trì) các công nghệ cổ truyền
Trong những trường hợp này, cần phải cố gắng tới mức tối đa việc áp dụng, cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn sản xuất sản phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công, song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống. Mặt khác, cần tập trung đổi mới (phát triển) theo hướng cải tiến đổi mới từng bước và hoàn thiện công nghệ sản xuất thủ công bằng công nghệ bán cơ khí đây là hướng chủ đạo trong bảo tồn và phát triển ở làng nghề trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu thực trạng về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Ân Thi chúng ta cần có những định hướng chiến lược rõ ràng, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn và từng nghề cụ thể. Định hướng phát triển tổng quát kinh tế-xã hội của huyện Ân Thi là thành một trong những huyện phát triển mạnh của tỉnh Hưng Yên. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại. Tạo thành các vùng phát triển chuyên của huyện, mỗi vùng tập trung phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng và thế mạnh của vùng đó. Cụ thể như sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 124
• Củng cố các nghề truyền thống hiện có như nghề chạm bạc xã Phù Ủng, Nghề nón lá Mão Cầu, Bánh đa Gạo Trà Phương.
• Chú trọng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các nước ở khu vực Châu Á, cũng như mở rộng sang cá nước Châu Âu cho nghề chạm bạc.
• Chú trọng việc hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, đặc biệt là đối với các sơ sở làm chế tác bạc.
• Tạo các vùng nguyên liệu cho một số nghề như nghề nón lá
4.4.1.2Căn cứđể đưa ra giải pháp
Hiện nay vùng nông thôn nói chung và huyện Ân Thi nói riêng là hiện nay đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độđô thị hoá, trong khi đó các nghề truyền thống sẽ giải quyết được việc làm cho các lao động trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người nông dân góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Ân Thi. Do vậy việc phát triển các nghề truyền thống là một trong những hướng giải quyết tích cực trong quá trình đô thị hoá nông thôn.
Bảo tồn theo xu hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường, đổi mới sản phẩm, chất lượng, mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Sản phẩm của làng nghề sản xuất ra phải đáp ứng v ới nhu cầu của thị trường.
Chủ trương của Đảng và UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Ân Thi cũng đã xác định rõ. Trong những giai đoạn tiếp theo tập trung và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, một nền kinh tếđa ngành nghề phát triển nghề truyền thống là một trong những mũi nhọn kinh tế. Đây không những là nhiệm vụ của Đảng mà còn là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là các hộ dân thuộc vung quy hoạc thành các làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 125 Từ những thuận lợi và khó khăn đã đặt ra trong việc phát triển các nghề truyền thống thì đây đựợc coi là những căn cứ quan trọng trong việc đề ra các phương hướng để phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn huyện.