Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, giải quyết việc làm tại chỗ, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nên thời gian qua, Chính phủ và địa phương đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các làng nghề trên cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nêu rõ
“Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện, bảo vệ và có các chính sách cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn,... nhằm đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn”.
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Nghị định nêu rõ “Nhà nước tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn”.
Tại các đại hội VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có chủ trương coi trọng phát triển các làng nghề, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu: “...Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn. Liên kết với công nghiệp đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung. Phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề làm hàng xuất khẩu...”
Đến Đại hội Đảng IX vẫn khẳng định nhiệm vụ đó là: “...Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ”,... Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “... Khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụở nông thôn, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển bền vững các làng nghề,... Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
tại chỗ và ngoài nông thôn,...”
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề ở nông thôn đã có những chính sách khuyến khích như:
- Bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cơ sở sản xuất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai.
- Được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành, vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quyết định hiện hành,...
Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam từ nay cho đến năm 2020, với vốn đầu tư trên 11.000 tỷđồng. Nhằm phát triển 240 làng nghề mới, bảo tồn và phát triển trên 320 làng nghề truyền thống đang bị mai một, đồng thời phát triển du lịch ở 114 làng nghề khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU