Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 117 - 118)

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ khôi phục bảo tồn và phát triển các làng nghề sẽ tạo được bước quan trọng về phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành nghề và dịch vụ. Đồng thời, nhanh chóng tăng thu nhập của người lao động và dân cư trong các làng nghề, tạo điều kiện để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; nghị định 134/2004/NĐ-CP của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Chính sách này đã có tác dụng thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế tồn tại trong làng nghề cùng phát triển.

Trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nông thôn, đề ra nhiều biện pháp, chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, trong đó có làng nghề truyền thống. Đó là chính sách phát triển các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể trước đây không được chấp nhận nay được khuyến khích phát triển, hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tếđộc lập, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức. Chính sách này có tác dụng thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế tồn tại trong làng nghề cùng phát triển làm cho kinh tế làng nghềđược phục hồi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 Trong những năm qua huyện có rất nhiều chính sách nhằm để phát triển làng nghềở các xã trong huyện. Thư nhất phát triển theo quy mô, tức mở rộng từ những làng, thôn đang có sang những làng thôn chưa có. Phát triển theo chiều sâu, tạo điều kiện phát triển theo đúng ngành nghề mà thôn, làng đã có sản, hỗ trợ kỹ thuât, hỗ trợ vốn... để hộ có điều kiện phát triển hơn. Bảng 4.17. Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Cán bộđến thăm hộ sản xuất % số hộ 78,25 2. Số lần cán bộđến thăm hộ/năm lần 1,48 3. Hỗ trợ - Kỹ thuật % số hộ 85,34 - Vốn sản xuất % số hộ 46,83 - Tiêu thụ % số hộ 12,89 - Khác % số hộ 15,77

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014

Qua khỏa sát các hộ làm nghề ở huyện có đến 78,25% số hộ đã được cán bộ huyện, xã đến thăm trong các năm qua, có hộ được thăm 1 lần, có hộ được xem là mô hình tốt được thăm 2 lần, đồng thời họp dân để khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ học hỏi, trao đổi các hộ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 117 - 118)