Thực trạng bảo tồn làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 91)

4.2.1.1Bảo tồn về giá trị văn hóa lịch sử

Sản phẩm nón lá và bánh đa có truyền thống từ lâu đời và sau đó là nghề chạm bạc đang có nguy cơ mai một cần phải bảo tồn và phát triển trong suốt quá trình lịch sử. Nghề sản xuất nón lá, bánh đa cũng như chạm bạc được bà con truyền nghề từđời này sang đời khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau và trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, vào những năm gần đây do điều kiện lịch sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhiều hộ bỏ nghề không sản xuất do khó tiêu thụ và thu nhập thấp. Người sản xuất ra không bán được hoặc làm ra lãi rất ít chủ yếu là lấy công làm lãi và tiền công lao động không bằng tiền công làm các nghề khác, giá trị sản phẩm thấp. Một số hộ dân chuyển sang làm nghề khác có giá trị kinh tế cao hơn, có mức thu nhập ổn định. Mặt khác việc truyền nghề cho thế hệ trẻ gặp nhiều khó khăn, ít người tham gia học nghề truyền thống. Do vậy, các làng nghề ở Ân Thi dần bị mai một có nguy cơ bị mất nghề. Để bảo tồn được nghề làm chạm bạc, nón lá và bánh đa truyền thống trong giai đoạn phát triển kinh tếđầy khó khăn đó của đất nước, người dân trong làng đã sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp tại địa phương. Đồng thời đã mở rộng việc truyền nghề cho những người dân ở quanh khu vực trong địa bàn của huyện.

Trước năm 1990 sản phẩm của làng nghề còn đơn sơ hơn, nón lá không có dầu tốt để bảo quản, nghề bánh đa không có thêm các gia vị. Cho đến sau 1990 khi nền kinh tế chuyển dịch theo cơ chế thị trường sản phẩm trong làng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 nghềđược đa dạng hoá hơn, các sản phẩm đã được cải thiện chất lượng và bắt mặt hơn.

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ về bảo tồn văn hóa của làng nghề

Tuy các loại sản phẩm của các làng nghề như nón lá, bánh đa hay chạm bạc chưa được xây dựng thương hiệu nhưng đã được nhiều người biết đến. Nghề bánh đa được biết đến từ lâu từ việc truyền miệng, rỉ tai nhau trong dân. Nhiều người dân địa phương đã thấy được tầm quan trọng các sản phẩm làng nghề nên đang cố gắng bảo tồn và phát triển tiến tới xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

Người dân sản xuất các nghề truyền thống ở Ân Thi rất mong muốn xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm để có giá trị sản phẩm cao, tăng thu nhập và điều quan trọng là có thương hiệu cho bánh đa, nón lá hay chạm bạc và họ sẽ sống được với những nghề này, gắn bó lâu dài với nghề. Nhưng đây là sản phẩm đặc sản của địa phương, có nhiều người sản xuất kinh doanh. Do vậy, xây dựng thương hiệu không thể tự mình xây dựng thương hiệu được mà cần có sự hợp tác của nhiều người và cần thiết phải thành lập Hội để đảm bảo lợi ích cho tất cả các hộ sản xuất kinh doanh các nghề truyền thống trong vùng, cần có sự hỗ trợ cơ quan nhà nước.

Theo bà Quách Thị Toàn (phó phòng Văn hóa – Thông tin):Các sản phẩm làng nghề không chỉ các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất bình thường, đặc biệt là các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống, có gí trị lịch sử cao như làng nghề nón lá, chạm bạc. Đây là các sản phẩm có giá trị văn hóa lâu đời, có giá trị với người dân nông thôn Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay thì nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mực dẫn đến mất bản sắc nghề. Thậm trí còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Cần nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm về bánh đa, nón lá và chạm bạc để sản xuất ra có giá trị kinh tế cao hơn, đem lại nhiều nguồn thu cho người dân ở huyện Ân Thi. Đồng thời bảo tồn được nghề sản xuất truyền thống của địa phương, bảo tồn các sản phẩm mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

4.2.1.2Bảo tồn đội ngũ nghệ nhân và lao động trình độ cao

Những người nghệ nhân đóng góp vai tròn rất quan trọng trong việc phát triển làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống ở huyện Ân Thi nói riêng. Họ là những người không những có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, nắm được những bí quyết để tạo ra những phẩm mang được tính đặc sắc cho sản phẩm mà còn là người có khả năng duy trì được sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Họ là những người có tài khéo léo của đôi bàn tay, họ giữ trong mình những bí quyết, kỹ thuật cha truyền con nói và cả những tài hoa, khi xuất thần, khó giải thích. Ngoài sự sáng tạo, nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền lại cho các thế hệ sau. Vì vậy việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá công lao và tỏ lòng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, một nội dung nhằm bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống.

Tình hình bảo tổn về đội ngũ nghệ nhân của các làng nghề ở huyện Ân Thi đang gặp những vẫn đề khó khăn, con cháu của họ ít người mặn mà với nghề truyền thống, họ có xu hướng đi làm ở các cơ quan nhà nước, ở các khu công nghiệp. Nhất là những người có trình độ cao, có tài hoa thường đi học và làm ở các cơ quan. Chính vì vậy các nghệ nhân khó tìm được người phù hợp truyền lại bí quyết của nghề cho thế hệ sau. Mặt khác với tư tưởng chỉ truyền cho tròng họ, gia đình nên họ không muốn truyền bí quyết cho những người lao động khác ngoài dòng họ, gia đình. Hiện nay số lượng các nghệ nhân đang ngày càng bị giảm đi, như đối với nghề chạm bạc năm 2010 có 8 nghệ nhân nhưng đến hiện nay chỉ còn 6 nghệ nhân. Đối với nghề nón lá năm 2010 có 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 nghệ nhân và đến nay chỉ còn 4 nghệ nhân. Như vậy ta có thể thấy được những người được vinh danh là nghệ nhân trong các làng nghềở Ân Thi đang ngày càng giảm, không có người mới được vinh danh thành nghệ nhân. Đây là vấn đềđang đáng lo ngại cho việc bảo tồn làng nghề. Vì mỗi nghệ nhân đều có những tài hoa riêng, tạo ra những sản phẩm mang những đặc tính riêng biết. Như đối với nghề chạm bạc có người tạo ra những sản phẩm điêu khắc hình con rồng, con lân...có kỹ nghệ tinh xảo, hay nhưng người làm ra những chiếc nón rất đều, bền. Cần phải có những biện pháp để vinh danh, khuyến khích các nghệ nhân truyền lại cho những người lao động có trình độ cao, kể cả ngoài dòng họ.

Bảng 4.3. Số lượng lao động trình độ cao của các làng nghềở huyện qua 3 năm ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Làng nghề chạm bạc 335 362 393 Làng nghề nón lá 189 185 186 Làng nghề bánh đa 148 134 126

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi, 2014

Bên cạnh nghệ nhân những người rất đặc biệt trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề là đội ngũ lao động có trình độ cao, đây là những người cũng có tài hoa, có kỹ năng tay nghề tốt. Về sự kinh nghiệm và tính năng kỹ xảo trong việc tạo ra các sản phẩm chưa được như các nghệ nhân. Nhưng đây là đội ngũ giúp cho sự bảo tồn và phát triển làng nghề rất hiệu quả.

Qua bảng trên ta thấy được số lượng lao động trình độ cao trong các làng nghềđang ngày càng giảm xuống, chỉ có làng nghề chạm bạc có tăng lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 ít. Đối với làng nghề chạm bạc tốc độ tăng bình quân số lượng lao động trình độ cao là 3,42%. Năm 2013 cả làng có hơn 393 lao động có trình độ cao trong tổng hơn 1480 lao động làm trong làng nghề, như vậy mỗi người lao động có trình độ cao phải kèm cặp với hơn 3 người lao đồng bình thường trong làng nghề. Đối với làng nghề làm nón lá số lượng lao động trình độ cao ngày càng giảm, từ 189 người năm 2011 xuống còn 186 người năm 2013, nguyên nhân vì thu nhập của nghề này không cao bằng các nghề khác nên không nhiều người có trình độ tay nghề cao đầu tư vào sản xuất, mặt khác có những hộ trước đây làm nghề nhưng giờ có tuổi nên nghỉ hẳn. Làng nghề làm bánh đa cũng như làng nghề nón lá, số lượng lao động có tay nghề cao đang ngày tăng lên nhưng ít, qua 3 năm tăng hơn 3%. Nghề làm bánh đa yêu cầu phải nắm bắt được quy trình sản xuất và những bí quyết trong việc tạo ra các vịđặc biệt của bánh đa.

Chính vì vậy, huyện tổ chức các lợp học, tập huấn mời các nghệ nhân đến để dạy bảo đời sau. Đông thời khuyến khích các nghệ nhân để không những truyền đạt cho con cháu trong nhà mà dạy cho những người lao động khác nhằm duy trì và phát triển được nghề trong thời gian tới cũng như sau này.

4.2.1.3Về bí quyết và quy trình công nghệ , kỹ thuật tạo ra sản phẩm

Đối với nghề chạm bạc: Luyện bạc là một trong những kỹ thuật cao nhất của nghề - thực chất là tăng độ cứng cho bạc. Luyện bạc xong là đến bước dát bạc: người thợ dùng búa cái và búa vả để biến thoi bạc thành 1 miếng kim loại mỏng phù hợp với sản phẩm định chế tác với các kỹ thuật đệm, cuốc và vả. Chạm bạc có công đoạn chính như sau: tạo mẫu, tạo dáng, tạo hoa văn, hàn nối các bộ phận và đánh bóng sản phẩm. Chạm bạc có 3 kỹ thuật "chạm ám", "chạm thúc" và "chạm thuỷ" (có người còn gọi là chạm rứt trống).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

Hộp 4.2. Ý kiến của chủ HTX về bảo tồn sản phẩm và bí quyết

Theo ông Đỗ Xuân chuyển (chủ nhiệm HTX chạm bạc – xã Phù Ủng): Sản phẩm sản xuất ra làm hoàn toàn thủ công, đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao. Người làm nghề phải nắm chắc 4 kỹ thuật cơ bản: trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn: lên sản phẩm, kết hợp gò sao cho hình khối đúng tiêu chuẩn. Đấu: lắp ráp các chi tiết hài hòa, cân đối. Chạm: khắc hình vẽ, hoa văn như chạm ám, thúc nổi, hạ cát… Và đậu: kéo bạc thành chỉ, sau đó se thành sợi mảnh như sợi tóc tạo những họa tiết hoa văn, chim muông…Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay; hàn luột, không đọng vảy và các chi tiết hài hòa, cân xứng. Mỗi một sản phẩm quả là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh tuý ở giá trị thẩm mỹ và sử dụng. Sản phẩm kết hợp cả truyền thống và hiện đại nhưng nếu không khéo léo sẽ làm mất đi đặc trưng, giá trị truyền thống của hàng đậu. Chúng tôi phải đắn đo, cân nhắc rất nhiều từ ý tưởng cho đến khi thực hiện.

Như vậy, cần có kỹ thuật, kỹ xảo riêng, phụ thuộc vào dạng sản phẩm của nghề, trong từng công đoạn tiến hành sẽ có những bí quyết mang yếu tố quyết định, và những ứng xửđặc trưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Hộp 4.3. Ý kiến của hộ về bảo tồn lao động trình độ cao

Đối với nghề nón lá: Dáng nón trước hết phụ thuộc vào khung nón. Cả làng nón ở Ân Thi chỉ có một số gia đình nối đời làm khung nón, giữ kỹ thuật tạo dáng mái, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành... như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mỹ dân gian "hay mắt" mà thật ra là cả một tỷ lệ toán học đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm "thuận mắt ta ra mắt người". Sau khung là lá nón, phải chọn lá vừa tuổi để chỉ 8-9 lá đủ chằm một cái nón, lại tránh được sự thô nặng phải dùng nhiều lá nón, hoặc lá già đầy... có lá đúng tuổi còn phải xử lý qua một quy trình công nghệ sấy ủi phức tạp. Cả làng chỉ có bốn gia đình thạo kỹ thuật mở lò sấy thủ công. Khi lò đỏ lửa, lá phải được đảo liên tục cho đến lúc đủ xanh và chín tới từng gân lá, thì chuyển sang đệm om trong độấm của lò.

Nón ở Hồ Tùng Mậu tại Ân Thi duyên dáng còn do bộ xương 16 cái vành lớn nhỏ khác nhau. Các cụ ông đảm nhiệm khâu chuốt vành rồi lên khung nón, còn cụ bà thì nhận phần nức vành và ủy lá, các cháu gái làm khâu cuối cùng là chằm. Với cây mác sắc các cụ chuốt từng sợi tre nan vành đều đặn, tròn trặn và bóng bảy. Những nan vòng được uốn thành vòng thật tròn, với hai đầu tre được liền với nhau bằng sợi chỉ khéo léo. Với tay kim chằm,

Theo ông Nguyên Văn Khoa ( chủ hộ sản xuất ở xã Phù Ủng): Nghề chạm bạc dù bạc bẽo đến vậy nhưng cũng chẳng có sách vở nào dạy cách làm nghề. Những ai muốn học thì chỉ học mót bằng cách quan sát thợ lành nghề. Tất tần tật thợ chạm bạc Đồng Xâm từ xưa tới nay cũng chỉ được dạy bằng cách cầm tay chỉ việc, không có lý luận về nghề, càng không có khái niệm nghề chạm bạc là gì. Cái nghề này đòi hỏi phải khéo tay, có óc thẩm mỹ cao

độ và phải cực đam mê thì mới mong có những sản phẩm tuyệt đích. Nếu không có những yếu tố ấy, thứ làm ra chỉ rất bình thường, khô khan. Vì thế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để trở thành thợ chỉ mất 2 năm, nhưng nếu là thợ giỏi thì phải cảđời học hỏi không ngừng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 các cháu gái khâu thêm nón một cách tỷ mỷ những sợi chỉ cước trong suốt gắn những tấm lá trắng xanh được sắp xếp đều đặn vào bộ vành.

Ở đây ngay cả quai nón cũng là một nghệ thuật, có khi là dải gấm đen tuyền, nhưng thường là dải lụa trắng bạch hay các màu nhẹ như vàng mỡ gà, hồng ráng chiều, xanh ánh trăng, biếc liễu non, tím e ấp...

Có thể nói, nón là là sản phẩm đặc trưng nổi tiếng ở Ân Thi. Nó không chỉ đơn thuần là vật đội đầu để che mưa che nắng mà còn là vật để làm duyên, trang điểm thêm cho vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu của những cô gái Việt Nam. Vì thế chiếc nón lá đã đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức tranh, bức ảnh.

Quy trình làm nón lá:

Nguyên, vật liệu:

Chiếc nón làng Hồ Tùng Mậu đẹp đẽ và trắng lóa với những đường khâu khéo léo, chắc chắn ít ai biết được rằng để làm nên nó là cả một quá trình hết sức công phu từ khâu chuẩn bị nguyên, vật liệu. Người ở đây chủ yếu nhập các nguyên, vật liệu từ những nơi khác. Một chiếc nón được làm nên bởi sự kết hợp của các nguyên liệu sau:

- Lá lụi (lá nón) được nhập từ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và nhập lại Hà Nội.

- Dây cước được chở từ các tỉnh miền Nam và nhập lại từ Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 81 - 91)