Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 77)

Nghiên cứu về phát triển làng nghề là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu rất phong phú, đa dạng. Các chỉ tiêu này tính toán được trên cơ sở tổng hợp tài liệu điều tra rồi tính số bình quân, tỷ lệ phần trăm

3.2.8.1Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển làng nghề

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của làng nghề, tuy nhiên nghiên cứu về sự phát triển kinh tế làng nghề theo hướng bền vững chúng tôi đã chọn những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của làng nghề và nghiên cứu trong thời gian 3 năm (20011-2013) để đánh giá mức độ ổn định của tốc độ phát triển kinh tế từ đó chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá ban đầu về sự phát triển kinh tế của làng nghề đó đã bền vững hay chưa. Đồng thời, chúng tôi nghiên cứu về mức độ ổn định về xã hội cũng như khả năng gây ô nhiễm môi trường của làng nghề để có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 thể đưa ra kết luận cuối cùng về sự bảo tồn và phát triển của làng nghề.

Các ch tiêu v quy mô sn xut

+ Số hộ, cơ sở tham gia vào sản xuất ở làng nghề + Diện tích đất đai nhà xưởng phục vụ cho làng nghề + Số vốn đầu tư, trang thiết bị bình quân/cơ sở, hộ

Các ch tiêu v kết qu sn xut

+ Khối lượng sản phẩm sản xuất qua các năm

+ Tình hình tiêu thụ của các làng nghề qua các năm + Giá trị sản xuất (GO): GO= ΣQiPi

+ Tổng doanh thu (TR) + Tổng chi phí (TC)

+ Lợi nhuận (TPR) = TR – TC

Các ch tiêu phn ánh hiu qu sn xut

+ Giá trị sản xuất/tổng chi phí (GO/TC) + Doanh thu/chi phí (TR/TC)

+ Lợi nhuận/giá trị sản xuất (TPR/GO) + Lợi nhuận/doanh thu (TPR/TR)

+ Doanh thu bình quân của sản phẩm tại làng nghề + Thu nhập bình quân/hộ sản xuất

+ Thu nhập bình quân/lao động/tháng tại các cơ sở, hộ sản xuất

3.2.8.2Nhóm chỉ tiêu về phát triển xã hội

+ Số lao động tham gia vào sản xuất (lao động trung bình/hộ, cơ sở; số nghệ nhân, thợ giỏi; lao động gia đình, lao động đi thuê,…).

+ Số lao động được làm trong làng nghề/tổng số lao động của làng nghề

3.2.8.3Nhóm chỉ tieu môi trường

+ Tổng lượng rác thải từ việc sản xuất của các làng nghề + Tỷ lệ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 77)