Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 123 - 133)

Đối với làng nghề thị trường là vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của làng nghề. Thực trạng phát triển làng nghề cho thấy, những cơ sở sản xuất nào tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Sự biến động thăng trầm của làng nghề phần lớn do nhu cầu thị trường quyết định. Mở rộng thị trường một mặt nhằm mục tiêu gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, tránh sự tồn đọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 sản phẩm hàng, đồng thời tạo điều kiện mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mặt khác, mở rộng thị trường là điều kiện giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia một cách chủ động vào quan hệ thị trường, hoạt động theo nguyên tắc của thị trường để từđó xác định phương hướng sản xuất phù hợp.

Giá cả các sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Nếu giá bán cao thì hiệu quả sản xuất của hộ sẽ được nâng lên. Nhưng trên thực tế giá các sản phẩm này chỉ tăng lên khi giá nguyên vật liệu tăng lên. Chính điều này làm cho mức độ tiêu thụ sản phẩm càng thấp hơn. Vì trên thị trường người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm thay thế. Đối với sản phẩm chạm bạc vì theo giá quốc tế, mặc dù mức giá thay đổi liên tục từng ngày nhưng không làm mất đi tính ổn định về sản xuất của hộ. Các hộ này chỉ thấy khó khăn trong việc tiếp cận được sự thay đổi giá một cách nhanh nhất để tránh tình trạng bị lỗ. Bảng 4.20. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Tên sản phẩm Khả năng sản xuất (chiếc) Tỷ lệ tiêu thụ (%) I. Chạm bạc 1. Nhẫn (chiếc) 24208 84,64

2. Lắc tay, chân (chiếc) 28045 80,71

3. Dây chuyền (chiếc) 29745 78,82

4. Khác 4351 72,39

II. Nón lá (chiếc) 1680 47,13

III. Bánh đa (chiếc) 160691 63,7

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014

Qua bảng trên ta thấy được tiềm năng sản xuất của các làng nghề ở huyên Ân Thi rất tốt. Hầu như tất cả các sản phẩm của các nghề các hộđều có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115 khả năng sản xuất cacs hộ đều cao hơn so với thực thế sản xuất và tiêu thụ hiện nay. Đối với nghề chạm bạc cơ bản họ đã sản xuất đến hơn 80% so với mức cá hộ này có thể sản xuất được. Đặc biệt các hộ làm nghề bánh đa và nghè làm nón lá đều thấy mức tiêu thụ thực tế thấp hơn nhiều so với mức các hộ có thể sản xuất được. Mức nón lá bán ra trên thị trường chỉ được 47,13% so với mức thực tế họ có thể sản xuất ra.

Như vậy chúng ta có thể thấy được giá cả các sản phẩm còn đang chưa ổn đinh, mức giá còn thấp. Khối lượng tiêu thụ ít, thấp hơn so với khả năng sản xuất của các hộ. Chính vì vậy cần có các chính sách để hỗ trợ giá, hay tạo thương hiệu để nâng cao giá sản phẩm lên. Có chính sách khuyên khích để thu hút các thu gom, bán buôn thu mua sản phẩm ở làng nghề.

4.3.4 Đánh giá bo tn và phát trin làng ngh truyn thng huyn Ân Thi

4.3.4.1Thuận lợi và khó khăn Những thuận lợi

Huyện Ân Thi là huyện gần với thủ đô, gần các quốc lộ 5, là điểm có thể phát triển thành cầu nối giữa các khu vực kinh tế phát triển. Chính vì có vị trí thuận lợi như vậy nên huyện Ân Thi rất thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán hàng hoá, tiếp cận được các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường nhanh chóng và chính xác. Như vậy nó sẽ tạo cho sản xuất ở đây có điều kiện để phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho toàn dân trong huyện.

Sản phẩm nghề truyền thống của Ân Thi có nghề chạm bạc, nón lá, bánh đa. Đây là những nghề sản xuất ra các sản phẩm mang tính đặc trưng riêng. Làng nghề chạm bạc tạo ra sản phẩm nhưđồ trang sức như dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn... Còn các sản phẩm nón lá, bánh đa nó tạo ra những sản phẩm mang tính văn hóa, đặc trưng của dân tộc ta nói chúng và của vùng nói riêng...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 Đây là những sản phẩm thích hợp với cuộc sống hiện đại sang trọng nên sản phẩm có xu hướng, tương lai được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn.

Cơ sở hạ tầng trong huyện trong những năm gần đây được đầu tư xây dựng phát triển mạnh, đầy đủ. Đặc biệt giao thông nông thôn trong thời gian qua theo chương trình nông thôn mới đã được bê tông hóa 100% tại các đường nông thôn, xe ôtô có thể đi lại được, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Nguồn lực về lao động ở vùng nông thôn rất dồi dào, trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của các lao đông ngày càng cao hơn và trẻ hóa. Hơn nữa người dân ở đây ham học hỏi, chịu khó làm ăn. Đặc biệt họ đã giữ gìn và phát huy được nghề truyền thống để góp phần phát triển kinh tế phục vụđời sống trước hết cho hộ gia đình, sau đó cho toàn vùng.

Trong thời gian vừa qua Đảng và nhà nước vừa có nhiều chính sách nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nên đây cũng là cơ hội để huyện có thêm được điều kiện đểđầu tư cho sản xuất. Hơn nữa nước ta đã tham gia nhiều trên thị trường quốc tê, nên các sản phẩm mang tính chất văn hóa của nước ta sẽ có điều kiện phát triển ra thị trường quốc tế.

Những khó khăn.

* Đối với nghề chạm bạc

Trước hết là về mặt nguyên liệu: nguồn bạc, đồng thu mua trôi nổi trên thị trường, không ổn định, xăng ga tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Nhiều khi do hợp đồng đã ký, cơ sở phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí là lỗ, vì giá cả thay đổi liên tục theo ngày.

Đào tạo nghề cho các lao động ở địa phương, cũng như địa phương khác đến còn yếu, truyền nghề trong gia đình là chủ yếu, vẫn theo phong tục cha truyền con nối, chưa có điều kiện hình thành các lớp dạy tập trung cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117 cho lao động có nhu cầu và có tiềm năng tốt nên trình độ về tay nghề của các lao động không đồng đều, những kỹ xảo tinh hoa độc đáo, bí truyền dễ bị mai một. Đây lại là mặt hàng lưu niệm, làm trang sức không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tiếp cận thị trường khó khăn, đơn đặt hàng không đều, dẫn đến không chủđộng trong sản xuất.

Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì các hộ cần phải có vốn đầu tư cho sản xuất, mở rộng thị trường ở một mức nhất định. Đây đang là một trong nhưng vấn đề đang khó khăn nhất ở huyện Ân Thi hiện nay. Nhà nước và chính quyền địa phương tuy đã có chính sách cho vay ưu đãi đối với nghề này nhưng lượng vốn còn ít và dàn trải. Do vậy vấn đềđầu tư máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, sản xuất thủ công là chính.

Quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, chỉ có một số hộ có hình thức sản xuất gần như nhóm hộ gia đình nhưng đang hoạt động yếu. Sản phẩm còn mang tính đơn điệu, ít sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế vì sản phẩm của huyện chưa đủ sức để có thương hiệu trên toàn quốc và trên thế giới. Hơn nữa các hộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo và tiếp thị, tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình. Tuy sản phẩm qua nhiều tác nhân khác nữa đã được xuất khẩu sang một số nước nhưng với số lượng rất ít và sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các vùng khác như nghề chạm bạc ở Đồng Xâm Thái Bình…

* Đối với nghề nón lá

Tuy nón lá là sản phẩm mang tính đặc trưng của con người Việt Nam nhưng thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng ít sử dụng sản phẩm này, đặc biệt ở vùng thành thị thì rất ít sử dụng, chỉ bán cho khách du lịch nước ngoài. Nên nghề này đang có xu hướng giảm dần vì mức tiêu thị ít, hoạt động sản xuất không đủ trang trải cuộc sống gia đình nên có nhiều hộ đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 bỏ và chuyển sang hướng nghề nghiệp khác. Các hộ chưa tạo được thương hiệu cho sản phẩm của mình ở trên thị trường nên giá bán còn thấp.

* Đối với nghề bánh đa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bánh đa là một sản phẩm mang tính văn hóa vềẩm thực của Việt Nam, nhưng hiện nay cuộc sống đã được cải thiện nhiều. Người tiêu dùng chỉ xem bánh đa là sản phẩm thứ yếu và ít được sử dụng hơn. Mặt khác hiện nay các sản phẩm công nghiệp rất nhiều hơn nữa đời sống của dân chúng ngày càng được nâng lên nên nhu cầu về sản phẩm này ngày càng giảm.

4.3.4.2Những thành tựu và hạn chế

Những thành tựu

Hiện nay tại Ân Thi số nghề truyền thống không nhiều, chỉ còn các nghề như chạm bạc, nghề nón lá và nghề bánh đa là chủ yếu còn các nghề khác rất ít, các nghề hiện đang tồn tại. Trong những năm qua đã có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và của lãnh đạo địa phương nên các nghề truyền thống đã được bảo tồn và phát triển, Sự phát triển của làng nghê đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nói chung và của các làng nghề truyền thống nói riêng, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn. Góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương, từ thôn xóm cho đến làng xã hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện, hầu hết các làng đều có đường bê tông, hệ thống điện, nước cũng được cải thiện phần nào đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Trong những năm qua nhờ sự phát triển của làng nghề mà giải quyết được rất nhiều lao động trong địa phương cũng như các địa phương lân cận, giảm được áp lực về việc làm. Góp phần lớn vào việc cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân trong vùng các làng nghề nói riêng và người dân trong toàn huyện nói chung, đặc biệt là người dân xã Phù Ủng nhờ phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119 nghề chạm bạc mà người dân giàu lên trông thấy, bộ mặt của toàn xã được thay đổi hoàn toàn. Tính đến năm 2013 thì thu nhập một lao động ở làng nghề chạm bạc đạt từ 5-10 triệu, các nghề khác đạt 1-3 triệu/tháng. Không những vậy nhờ giải quyết được việtc làm tại địa phương nên ạn chế được sự di cư ra các thành phố làm việc.

Đặc biệt, làng nghề giúp các hộ phát triển về kinh tế đầu tư được cho con em đi học nên tỷ lệđậu đại học, cao đẳng ở các làng nghềđược tăng lên. Những người học yếu hơn, làm việc tại làng. Nhờ vậy ma an ninh thôn xóm luôn được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định, làng quê hầu như ít bị các tệ nạn xã hội.

Những hạn chế

Tuy các nghề truyền thống trong thời gian qua ở huyện Ân Thi đã có bước phát triển mạnh nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với khả năng, sự quan tâm của các cấp chính quyền vẫn chưa được triệt để, điều này được thể hiện:

Thứ nhất là về vốn cho các cơ sở nghề: Tình trạng thiếu vốn đang xảy ra một số hộ sản xuất, đặc biệt là đối với hộ làm nghề chạm bạc thì lượng vốn cần là rất lớn có hộ vốn cần lên đến tỷ đồng trong khi đó nguồn vay ngân hàng lại rất hạn chế và rất khó khăn. Tình trạng vốn thiếu dẫn đến việc đầu từ công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất là rất khó khăn, thiếu công cụ sản xuất, công cụ sản xuất cũ kỹ lạc hậu vẫn được sử dụng, không có điều kiện để thay đổi điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản sản xuất. Không có khả năng nhận những hợp đồng lượng hàng lớn.

Thứ hai là về lực lượng lao động ở các làng nghề dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp, tay nghề chưa cao, đa số chưa được đào tạo. Hình thức đào tạo lao động làm nghề chủ yếu là kèm cặp, học hỏi kinh nghiệm của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120 người đi trước theo kiểu cha truyền con nối, không được đào tạo chính quy về chuyên môn và mỹ thuật công nghiệp nên tay nghề của người làm nghề thiếu sự đồng đều, sản phẩm chủ yếu là sao chép, thiếu sáng tạo do đó giá trị sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Bên cạnh đó, nhiều chủ cơ sở sản xuất chưa có đủ trình độ và năng lực để đáp ứng với nhu cầu thực tế của sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Thứ ba về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất: Nguồn cấp nguyên liệu đầu vào cho các hộ còn chưa ổn định về số lượng và giá cả, thị trường cùng cấp nguyên liệu còn hạn chế, các hộ chưa chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào mà vẫn còn phụ thuộc vào các mối giao hàng truyền thống. Tại địa phương chưa có các chính sách để sản xuất ra nguyên liệu tại địa phương như nguyên liệu của nghề nón lá gồm: lá cọ, tre và mo cau. Đây là những nguyên liệu mà huyện Ân Thi có thể sản xuất được.

Thứ tư là về chât lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều do không có tiêu chuẩn chất lượng, không có cơ quan chuyên môn giám định sản phẩm... khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp. Các hộ sản xuất phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng do vậy thị trường tiêu thụ hết sức nhỏ hẹp và thụ động, số lượng tiêu thụ ít và thương hiệu sản phẩm chưa có. Chưa tiếp cận được phương tiên thông tin đại chúng để quảng cáo sản phẩm. Chưa có hộ hay tổ chức nào đứng ra để tạo ra các trang web hay giấy tờ rơi để quảng cáo sản phẩm.

Thứ năm các hộ chưa thực sự tập trung vào sản xuất nghề của mình. Các hộ đang làm kiêm nhiều việc khác nhau, đặc biệt các hộ làm nó lá và bánh đa chủ yếu làm nông nghiệp. Chính vì vậy mức đầu tư cho phát triển nghề của hộ còn thấp và chậm.

Thứ sáu là sự quan tâm của các cấp chính quyền đến sự phát triển của các nghề chưa sâu, chưa có sự lên tiếng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 121 đầu tư, hỗ trợ, chưa có ý tưởng thành lập các phòng ban, hiệp hội giúp đỡ các hộ sản xuất về vấn đề nghiên cứu thị trường, nguyên liệu đầu vào, vốn. Nếu được quan tâm hơn nữa sẽ là tác nhân tác động để khích lệ những người dân đặc biêt là nghệ nhân trong các nghề này tâm huyết với nghề hơn và sẽ dốc sức dạy bảo truyền nghề cho thế hệ sau. Chưa có các tổ chức của nhà nước cùng tham gia vào sản xuất hay hỗ trợ sản xuất của hộ.

Thứ bảy là hoạt động sản xuất làng nghề đang gây ra ô nhiểm môi trường ngày càng tăng. Mà hiện nay các biện pháp xử lý môi trường còn còn

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 123 - 133)