Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 42 - 50)

Quá trình phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động của nhiều nhân tố. Những nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hoá nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau. Tuy nhiên hiểu một cách khái quát chúng bao gồm những nhân tố cơ bản sau:

Một là, chính sách của nhà nước

Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hay suy vong của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề và sự hình thành, phát triển làng nghề nói chung. Thời kỳ trước đổi mới, trong chính sách đối với các thành phần kinh tế, chúng ta chỉ tập chung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, cá thể là chủ thể sản xuất kinh doanh. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức, thì các làng nghềđã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho một số sản phẩm của làng nghề có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường.

Các chính sách của Nhà nước ta có tác động rõ rệt nhất là từ khi đổi mới cơ chế kinh tế, khi kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế hộ) được thừa nhận và khuyến khích thì làng nghề được phục hồi và phát triển. Việc Nhà nước ban hành các chính sách cho vay vốn,... đã tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh. Làng nghề tồn tại và phát triển trong môi trường cơ chế thị trường. Chính vì vậy, sản phẩm của làng nghềđược sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hai là, Tổ chức thực hiện

Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông,... có ảnh sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp rất lớn tới sự hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 thành tồn tại và phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ có giao thông phát triển mà nguyên liệu và sản phẩm được giao lưu dễ dàng hơn phục vụ tốt hơn việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Làng nghề phát triển tốt là đều có đường giao thông thuận tiện, đây là điều kiện quan trọng vì nếu không tiện đường giao thông thì làng nghề khó mà tồn tại lâu dài. Điện có nhiều tác dụng trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cơ khí hoá trước hết là cơ giới hoá ở một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thông tin là cầu nối để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu sở thích của khách hàng từ đó ra quyết định về mẫu mã sản phẩm, giá bán đồng thời thông tin còn giúp cho chủ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, nhận thức của người dân trong LNTT

Chính vì nhận thức được rằng các giá trị văn hóa, thiên nhiên của các sản phẩm LNTT không phải chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà còn có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên ngoài sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các sản phẩm của LNTT còn nhận được sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của nó. Tuy nhiên, tuỳ theo cách hiểu và cách tiếp cận của mỗi đối tượng mà di sản được đầu tư, khai thác theo những chiều hướng khác nhau, do đó những tác động tích cực đối với sự phát triển bền vững của di sản cũng nhiều, nhưng tác động tiêu cực đối với di sản cũng không ít. Nhiệm vụ của những tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý liên quan đến các sản phẩm của LNTT ở các cấp, các ngành là cần xem xét điều chỉnh để những yếu tố tích cực ngày càng được phát huy, những tác động tiêu cực đối với sản phẩm của LNTT ngày càng được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu dần theo năm tháng cùng sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 phát triển của đất nước, tiến tới triệt tiêu hẳn, nhằm tạo sựổn định, bền vững.

Một điều bất cập khác là nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát triển LNTT chưa thực sựđồng đều, vững chắc và có lợi cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển LNTT. Có thể nói, tại địa phương có LNTT, về mặt hình thức, phần lớn mọi người đều vui mừng khi địa phương mình có LNTT, ý thức trách nhiệm của cộng đồng với việc bảo vệđược nâng lên. Nhưng trên thực tế những nhận thức này chưa tương xứng với nhu cầu bảo tồn LNTT. Cán bộ và người dân địa phương hướng sự quan tâm vào việc hiệu quả kinh tế là chính, việc bảo tồn chủ yếu vẫn là những biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Có thể nói, người dân ở trong làng nghề truyền thống quan tâm đến việc được hưởng lợi hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc bảo vệ LNTT.

Nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chưa cân đối giữa bảo tồn và phát triển. Chưa có những thái độ tích cực đối với việc tạo sự bền vững cho LNTT. Không chỉ chúng ta nhận thức điều này mà chuyên gia UNESCO trong các bản báo cáo giám sát hàng năm của mình cũng đã cảnh báo về những tác động tiêu cực đối với các di sản thế giới của Việt Nam và các LNTT nói riêng. Điển hình như báo cáo tình trạng bảo tồn di tích của ViệtNam năm 2004 của Uỷ ban di sản thế giới. Ba trong năm di sản thế giới của Việt Nam đã bị Uỷ ban di sản thế giới cảnh báo về tình trạng bảo tồn di sản. Bên cạnh việc đánh giá những mặt được, tích cực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương đối với việc bảo tồn di sản thế giới, Uỷ ban di sản thế giới có phần đánh giá các tác động tiêu cực đối với di sản thế giới của Việt Nam,

Bốn là, Đầu tư, kết quả và hiệu quả kinh tế

Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn với làng nghề, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một làng nghề.

Hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong từng gia đình. Bởi vậy sản phẩm sản xuất ra số lượng sản phẩm thấp, giá thành cao hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Những yếu tố phản ánh về kết quả và hiệu quả thể hiện quá các chỉ tiêu như sau.

(1) Làm tăng độđồng đều, tính ổn định về chất lượng của sản phẩm. (2) Nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm.

(3) Hiện đại hoá một số khâu phục vụ sản xuất như: Thiết kế mẫu mã… (4) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của làng nghề. Trước đây vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thường là vốn tự có hoặc vay mượn của họ hàng, anh em nên quy mô sản xuất không được mở rộng. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhu cầu vốn đã khác trước đòi hỏi các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn khá lớn đểđầu tư, cải tiến công nghệ, đưa máy móc vào một số khâu, công đoạn để thay thế lao động thủ công. Vốn ít dẫn đến đầu tư thấp và tình trạng nghèo đói gia tăng.

Nguyên liệu có ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất của làng nghề. Với làng nghề này thì giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm (nguyên liệu là cấu thành chủ yếu của chi phí).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 phẩm, qua đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, của đơn vị sản xuất cho nên làng nghề rất chú trọng đến yếu tố nguyên liệu.

Sản xuất sẽổn định, chủđộng, tăng trưởng nếu làng nghềổn định được nguyên liệu và ngược lại.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Bởi vậy cần phải biết sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đồng thời tìm kiếm thêm nhiều nguyên liệu thay thế hợp lý, theo hướng đa dạng hoá, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảo sản phẩm của làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần lưu ý.

Năm là, trình độ quản lý và tây nghề của người lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động còn thấp, thợ chỉ được đào tạo trong một thời gian ngắn, chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ, làm đến đâu thì họ dạy đến đố dã đẫn đến tình trạng khi lao động sang làm thuê cho một cơ sở khác thì trình độ tay nghề lại phải phụ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất mới vì họ yêu cầu lao động phải làm theo ý mình. Việc đào tạo nghề không cơ bản, dẫn đến trình độ hạn hẹp, thiếu kiến thức quản lý kinh doanh và một tầm nhìn bao quát. Một số làng nghề khi thấy sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, lập tức cho sản xuất hàng loạt, nhưng họ lại sử dụng một đội ngũ lao động không có kỹ thuật từ nơi khác đến làm thuê. Tình trạng dạy nghề vẫn theoe kiểu tùy tiện, giản đơn, chủ yếu là để người thợ nhanh chóng làm được một số công việc đơn giản.

Lực lượng lao động trong các làng nghề hiện nay tay nghề thấp, số chủ hộ chưa qua đào tạo nhiều. Do vậy, những người mới vào nghề thường được kèm cặp trực tiếp qua kinh nghiệm và việc làm cụ thể. Từ đó, dẫn đến tình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 trạng người thợ không đủ trình độ để tiếp thu công nghệ hiện đại và kỹ thuật truyền thống cũng không được kế tục. Chất lượng hàng hóa của nhiều làng nghề chưa được đảm bảo, nhiều cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ phá sản.

Một trong những khó khăn cần được quan tâm khắc phục trình độ của đội ngũ cán bộ trong LNTT. Đa số các chủ hộ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Quản lý kinh doanh theo kinh nghiệm là chính. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các làng nghề hiện nay chưa dược đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế. Trình độ hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là về kinh tế còn nhiều bất cập, khả năng tiếp thị kém, khả năng hoạt đôgnj của làng nghề chưa đạt tới kinh doanh văn minh, chưa có đủ kiến thức và điều kiện để áp dụng các phương thức quản lý sản xuất, tiên tiến. Do đó, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả sản phẩm chưa đồng đều và không ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với LNTT, vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề đi đôi với việc tồn tại và lưu truyền của làng nghề đó. Vì vậy, các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện cần phải có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho còn em mình, cho những người tâm huyết với nghềđó.

Hàng năm, chính quyền địa phương cùng các nghệ nhân của các làng nghề trên địa bàn huyện tổ chức các cuộc thi tay nghề, mời các cơ quan có thẩm quyền quyết định về công nhận cấp bậc tay nghề sau mỗi cuộc thi. Đối với các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh xảo trong nghề cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chếđộ cho họ trong việc truyền dạy nghề.

Sáu là, thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường và sự biến động của nó. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối của quan hệ cung – cầu và quy luật cạnh tranh. Những làng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường thường có tốc độ phát triển nhanh. Đó là những làng nghề mà sản phẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn đổi mới cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Điều này được chứng minh ở sự phát triển mạnh của một số làng nghề truyền thống gốm sứ mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, chế biến lương thực - thực phẩm. Ngược lại một số làng nghề không phát triển được, ngày càng mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi vì những lý do: Không đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến loại sản phẩm đó nữa (như nghề sản xuất giấy dó, vẽ tranh dân gian…) Ví dụ nghề gốm sứ của Bát Tràng (Hà Nội) phát triển mạnh vì có thị trường tiêu thụ rộng và tương đối ổn định, trong khi gốm sứĐông Triều (Quảng Ninh), gốm (Hải Dương) lại bị sa sút….

Trong thời gian dài, thị trường của làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt thị trường vật tư dịch vụ sản xuất và thị trường hàng hóa, đây là hạn chế lớn nhất của làng nghề hiện nay. Mặc dù được hình thành rất sớm ở nông thôn, nhưng thị trường của làng nghè phát triên chậm, mang tính chất sơ khai, phân tán, nhỏ lẻ và sức mua hạn chế. Cho nên, hàng hóa của làng nghề ứđọng nhiều, nhất là làng nghề gốm sứ, mây tre đan, chạm bạc...

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay trong các làng nghề truyền thống chủ yếu tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán. Do công nghệ phát triển nên nhiều sản phẩm của làng nghề bị tồn đọng. Nguyên nhân chủ yếu là mẫu mã ít thay đổi, hàng háo kém chất lượng, giá hàng hóa không ổn định. Một số hộ và cơ sở sản xuất thiếu sự tiếp thị chỉ bán hàng chợ nên hàng bị tồn đọng nhiều.

Bảy là, yếu tố truyền thống

Yếu tố truyền thống trong điều kiện hiện nay có tác dụng hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực, đối với sự phát triển của làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 trưng văn hoá của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 42 - 50)