Tình hình chung về làng nghề ở huyện Ân Thi

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 81)

Trong thời gian qua sự đóng góp của làng nghề truyền thống ở huyện Ân Thi đã lớn. Nó đóng góp vào tổng thu nhập của toàn huyện, giúp người dân làm nghề nâng cao được thu nhập, cải thiện được cuộc sống, góp phần làm cho vùng nông thôn ngày càng một mạnh lên.

Qua bảng ta thấy được qua 3 năm từ 2011-2013 huyện đã có những bước phát triên về ngành tiểu thủ công nghiệp nói chung và ngành nghề của các làng nghề nói riêng. Năm 2011 thu hút được 20540 lao động làm viêc thì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 đến năm 2013 thu hút được hơn 24600 lao động tức là đã tăng lên được 109,50%. Số lao động này chiếm hơn 50% so với lao động ở vùng nông thôn.

Bảng 4.2. Tình hình kinh tế làng nghề huyện Ân Thi qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TĐPTBQ (%) Số lao động làng nghề L Đ 20540 22539 24626 109,50 Tổng GTSX TTCN Tr.đ 735679 765458 804530 104,57 Tổng GTSX làng nghề Tr.đ 426326 446415 476362 105,71 Tỷ lệ GTSX làng nghề /GTSX TTCN % 57,95 58,32 59,21

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi

Hiện nay, các làng nghề trên địa bàn huyện Ân Thi đang có su hướng phát triển tách khỏi ngành nông nghiệp để làm nghềđối với những nghề phát triển. Quy mô trung bình của các làng nghề trong huyện chiếm từ 50-60% số lao động trong làng, đặc biệt đối với làng nghề chạm bạc có tới hơn 80% số lao động trong làng tham gia vào việc sản xuất làng nghề. Các chính sách đổi mới quản lý nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế cũng đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.

Tuy các sản phẩm làng nghề ở huyện Ân Thi chưa tạo được thương hiệu lớn, nhưng thu nhập của làng nghề cũng đã góp phần trong tổng thu nhập của hộ, cũng như trong ngành tiểu thu công nghiệp. Năm 2009 tổng giá trị sản xuất của làng nghề chiếm 57,95% so với tổng giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp, đến năm 2013 tổng thu nhập làng nghề chiếm hơn 59%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Như vậy ta thấy được sự làng nghề ở huyện Ân Thi đã duy trì được và phát triển, tuy trong thời gian qua, nhất là năm 2011, 2012 nên kinh tế có xu hướng suy giảm.

4.2 Thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 81)