Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển đào tạo lao động kỹ thuật từ hệ thống dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 89 - 91)

II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,

3.3.1.1.Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển đào tạo lao động kỹ thuật từ hệ thống dạy nghề

độ áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ…Việc dự báo phải dựa vào rất nhiều loại thông

3.3.1.1.Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển đào tạo lao động kỹ thuật từ hệ thống dạy nghề

thống dạy nghề

a. Quy hoạch và thực hiện qui hoạch mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề

Thực hiện sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các trường, các cơ sở đào tạo nghề theo hướng đa dạng hoá ngành nghề và loại hỡnh đào tạo: tập trung đầu tư cho một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm đạt trỡnh độ tiên tiến trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực trỡnh độ cao, phát triển mạnh đào tạo nghề trỡnh độ trung cấp, cao đẳng, từng bước chuẩn bị cơ sở ban đầu cho việc thành lập trường đại học kỹ thuật - công nghệ thực hành. Phát triển nhanh và phủ kín trung tâm dạy nghề cấp huyện và thị xó.

Tập trung phát triển các ngành nghề mũi nhọn, đồng thời quan tâm đến dạy nghề cho lao động nông thôn và vùng đồng bào dân tộc, miền núi; phát huy năng lực của các cơ sở dạy nghề công lập và khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển. Thành lập mới các cơ sở dạy nghề ở các huyện thị: Sầm Sơn, huyện Bá Thước, Hà Trung, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Quan Hóa, Quan Sơn, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Yên Định để khai thác tiềm năng sẵn có các ngành nghề của địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập trường, trung tâm dạy nghề tại các cụm công nghiệp, khu vực nông thôn, miền núi nhằm đáp ứng nhu cầu LĐKT tại chỗ và tăng nhanh quy mô và chất lượng lao động có kỹ thuật trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, ngành dịch vụ.

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực cán bộ quản lý dạy nghề

- Cần có chiến lược đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên một cách lâu dài đồng thời không ngừng nõng cao trỡnh độ đội ngũ giáo viên bằng cách: thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ...; Hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề học tập nõng cao trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức sư phạm kể cả ở trong và ngoài nước. Đối với dạy nghề cần chú trọng đúng mức giáo viên dạy thực hành, có chính sách mời thỉnh giảng đối với các thợ bậc cao, các chuyên gia giỏi... với tỷ lệ thích hợp.

- Thực hiện các chính sách đói ngộ để thu hút giáo viên giỏi và đào tạo đội ngũ giáo viên mới bổ sung đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các trường dạy nghề. Đồng thời có chính sách ưu đói đối với các sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật để thu hút bổ sung đủ lực lượng giáo viên dạy nghề. Ngoài ra, để có thể đáp đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ mạng lưới cơ sở dạy nghề trong những năm tới, đội ngũ giáo viên có thể được bổ sung thông qua việc lựa chọn, tuyển dụng những người có khả năng, đó cú kinh nghiệm thực tế trong sản xuất và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm... Số lượng giáo viên phải bảo đảm được theo định mức đảm nhận 01 giáo viên /20 học viên, tỉnh cần có 1.500 giáo viên đạt chuẩn đến năm 2010.

- Tập trung đào tạo nghiệp vụ quản lý và tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho các cán bộ quản lý trờn cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

- Cần xác định một tỷ lệ hợp lý trong việc đưa giáo viên DN tham gia vào đề án liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài của tỉnh để chuẩn bị nguồn giáo viên chất lượng cao cho DN.

c. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Trang thiết bị DN là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng , không thể nâng cao chất lượng mà không có đủ thiết bị DN cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 89 - 91)