Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 29 - 30)

Là thành phố lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế, là địa phương có tốc độ phát Là thành phố lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế, là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ LĐKT.

Trong những năm qua, thành phố thực hiện rất tốt chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá hoạt động đào tạo LĐKT, đáp ứng một phần lao động cho đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. TP Hồ Chí Minh hiện có trên 300 cơ sở dạy nghề, được phân bổ hầu hết trên địa bàn 24 quận huyện, qui mô đào tạo hàng năm 30.000 LĐKT lành nghề và hơn 300.000 lượt học viên học nghề ngắn hạn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của thành phố đạt trên 40%, trong đó có 20% có tay nghề bậc 3/7 và tương đương [33].

Công tác xã hội hoá dạy nghề đã được thực hiện tốt, các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho DN rất lớn, đã thực hiện được hợp tác trong dạy nghề. Mô hình doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đã được các trường ĐH, CĐ và DN trên địa bàn xúc tiến mạnh. Hình thức liên kết đào tạo, kèm cặp, dạy nghề và giải quyết việc làm tại doanh nghiệp được thực hiện khá tốt, việc đáp ứng nhu cầu LĐKT cho các khu công nghiệp, khu chế xuất được thực hiện kịp thời cả về số lượng, chất lượng. Theo số liệu khảo sát của sở Lao động -TB&XH thành phố, năm 2006 có đến 70% LĐKT được giải quyết việc làm qua hình thức kèm nghề tại doanh nghiệp.

TP Hồ Chí Minh đã lập “ Sàn giao dịch việc làm”, thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động rất chuyên nghiệp. Tại Sở Lao động- TB&XH có riêng 1 phòng chức năng để quản lý, cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin thị trường lao động, đã cung cấp thông tin việc làm liên tục cho đối tượng có nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thành phố còn có nhiều hoạt động hữu ích như tổ chức “ngày hội việc làm” ở các quận, huyện, “sân chơi cuối tuần” cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố, trong đó các hội, đoàn thể ở thành phố đóng vai trò rất rõ nét.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 29 - 30)