Nghiệp, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thu hút lao động thấp Ngành nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 77 - 78)

II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,

nghiệp, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thu hút lao động thấp Ngành nghề

nghiệp, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thu hút lao động thấp. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chậm được đầu tư khôi phục. Thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng nên người lao động cũn lỳng tỳng trong việc lựa chọn ngành nghề học với việc làm sau đào tạo.

 Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động dạy nghề vẫn cũn nhiều bất cập về quy mô cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề chưa được phủ kín trên địa bàn, cơ hội tiếp cận học nghề đối với mọi người dân vẫn chưa thuận lợi, chưa tập trung được mọi nguồn lực đầu tư của địa phương vào dạy nghề, việc quản lý nhà nước về dạy nghề vẫn chưa được hoàn thiện và cũn bất cập.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhận thức của các cấp, các ngành, của xó hội và người lao động chưa đầy đủ, xem xó hội hóa chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân, tư tưởng phải học đại học bằng mọi cách không tính đến năng lực và điều kiện thực hiện của gia đình và bản thân. Đối với Nhà nước chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đối với xã hội và phụ huynh vẫn coi học nghề là sự lựa chọn bất đắc dĩ khi không vào được đại học.

Công tác thông tin tuyên truyền còn yếu chưa tác động nhiều đến nhận thức của người dân, chưa làm cho các ngành các cấp và xã hội nhận thấy LĐKT là lực lượng nòng cốt để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, là đội ngũ quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam trong nền kinh tế tri thức.

Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề cũn hạn hẹp, phần lớn chi cho các hoạt động thường xuyên như trả lương cho cán bộ giáo viên và chi nghiệp vụ theo định mức biên chế của từng đơn vị. Nguồn thu học phí từ người học nghề và đóng góp của người sử dụng lao động cho đào tạo nghề cũn thấp. Do đó nguồn thu chưa đủ đảm bảo trang trải chi phí đào tạo tương ứng với chất lượng.

Việc phân bổ chi tiêu và cấp ngân sách cho đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp trong tổng ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo của tỉnh và đang thực hiện theo cơ chế tổng hợp chung nên mức kinh phí chưa được phân định rừ gõy khú khăn cho việc quản lý thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, việc phân bổ kinh phí cho dạy nghề cũn dàn trải nên đầu tư phát

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 77 - 78)