II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,
động của tỉnh đi làm việc ở ngoài tỉnh khoảng 40.000 người), song còn mang tính tự phát,
động của tỉnh đi làm việc ở ngoài tỉnh khoảng 40.000 người), song còn mang tính tự phát, có nhiều rủi ro và rất phức tạp trong quản lý xã hội.
Bảng 2.23: Số lượng lao động đi làm việc ở tỉnh, thành phố khác
ĐVT: Người.
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Số lượng 7.441 7000 6.500 7000 8000
Nguồn: - Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm do Sở Lao động – TB&XH Thanh Hoá; Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.
* Cầu lao động ngoài nước
Trong những năm gần đây, cầu lao động Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng ở thị trường ngoài nước có xu hướng tăng. Đến nay đã có trên 400.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở trên 40 nước, hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,5 tỷ USD. Số lao động của Thanh Hoá đi xuất khẩu lao động không ngừng tăng qua các năm, năm 2007 Thanh Hoá đã đưa 8.710 người đi xuất khẩu lao động, dự kiến năm 2008 đưa đi khoảng 10.000 người. Hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 28 đến 30 triệu USD.
Bảng 2.24: Số lượng xuất khẩu lao động tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2007
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lượng 421 1.995 4.059 4.389 3.920 8.180 8.710
Nguồn: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá; Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.
Tổng giai đoạn 2001-2007, Thanh Hoá đã đưa được 31.674 người đi xuất khẩu lao động. Như vậy xuất khẩu lao động ngày càng trở thành một hướng quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần cân bằng cung- cầu lao động tại Thanh Hoá. Xuất khẩu lao động của tỉnh đã giải quyết được gần 16 % số lao động cần giải quyết việc làm hàng năm; tuy nhiên hiện nay chủ yếu xuất khẩu lao động trình độ chuyên môn thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng nên hiệu quả chưa cao.