Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 25 - 26)

Nhật Bản là nước thuộc nhóm các quốc gia phát triển nhất thế giới, là nước có ít tài nguyên thiên nhiên nên chính sách phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là LĐKT là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản, chi phí cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chính phủ thường chiếm tỉ lệ lớn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nước Nhật rất coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực nhất là đối với nông thôn. Thời kì đầu công nghiệp hoá, đô thị hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ sở sản xuất gia đình, các hộ buôn bán ở các thị trấn có vai trò quan trọng trong dạy nghề cho lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, lao động lành nghề được đào tạo tại các nhà máy có quy mô lớn khi ra trường được các doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng vào làm việc.

Đặc điểm nổi bật nhất của đào tạo, dạy nghề ở Nhật Bản là chính phủ khuyến khích hệ thống đào tạo nghề tại công ty. Trong 3 hình thức đào tạo nghề cho lao động là đào tạo tại các trường dạy nghề, các công ty và đào tạo kết hợp tại trường và công ty thì thành công hơn cả tại Nhật Bản là hình thức đào tạo dạy nghề tại công ty. Sự phát triển của hình thức đào tạo này bắt nguồn từ truyền thống đào tạo nghề, văn hoá và hệ thống quản lý trước đây của Nhật Bản. Đào tạo nghề tại công ty tạo điều kiện cho người lao động học được các kiến thức, kỹ năng làm việc phù hợp với công nghệ sử dụng, sát với yêu cầu và nhu cầu sử dụng của các công ty. Hình thức đào tạo này được chính phủ khuyến khích áp dụng, vì ngoài việc đảm bảo chất lượng đáp ứng thị trường lao động, đào tạo nghề tại công

ty còn tiết kiệm được đầu tư cho chính phủ. Như vậy phát triển LĐKT ngay tại doanh ty còn tiết kiệm được đầu tư cho chính phủ. Như vậy phát triển LĐKT ngay tại doanh nghiệp là một định hướng chiến lược đúng đắn trong việc phát triển LĐKT ở Nhật Bản.

Ngay từ năm 1996, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu tạo cơ hội cho người lao động trong suốt cuộc đời lao động, phát triển kĩ năng nghề đáp ứng thay đổi của kinh tế - xã hội trong thế kỉ XXI, kế hoạch này gồm:

+ Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp đội ngũ LĐKT ổn định và luôn có khả năng phát triển nhằm đáp ứng sự thay đổi của các ngành công nghiệp, đồng thời phát triển nhân cách của người lao động nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động.

+ Các hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả trong và ngoài doanh nghiệp, thúc đẩy nhận thức và kĩ năng nghề

+ Các hoạt động nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, cung cấp dịch vụ tư vấn.

Tại Nhật Bản, để kiểm soát chất lượng đào tạo LĐKT, chính phủ quy định các chuẩn đào tạo mang tính pháp lý và các chuẩn này được liên tục xem xét để điều chỉnh cho sự phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh; mỗi chuẩn được xây dựng cho từng khoá đào tạo và phân loại cho các loại nghề, tính đến năm 2005, Nhật Bản đã có chuẩn đào tạo nghề cho 57 nhóm nghề và 141 khoá đào tạo.

Nhật Bản đã thành lập hiệp hội phát triển kĩ năng nghề với nhiệm vụ phối hợp với đào tạo nghề tư nhân (hệ thống làm việc, hệ thống kiểm tra kĩ năng nghề, các cuộc thi tay nghề) và kết hợp giữa đào tạo LĐKT với các viện nghiên cứu. Hiệp hội này có cả cấp trung ương và địa phương (theo hệ thống dọc).

Thành công lớn nhất của Nhật Bản trong quản lý nguồn nhân lực là đào tạo lao động kĩ thuật tại công ty, cứ sau 5 năm công nhân lại được đào tạo lại để nâng cao hoặc bồi dưỡng kỹ năng mới do yêu cầu sản xuất và áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Một xã hội học tập và học tập suốt đời là chìa khoá giúp Nhật Bản đạt được đỉnh cao trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Đó là chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện tại và chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 25 - 26)