II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,
nghiệp loại này đang hoạt động, hàng năm có thêm 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ được
nghiệp loại này đang hoạt động, hàng năm có thêm 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, tuyển mới 4.500 lao động, trong đó 60% là lao động phổ thông được tuyển và kèm cặp nghề. Các doanh nghiệp loại này chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, vận tải, thông tin liên lạc và các ngành dịch vụ, nhiều lao động giản đơn và LĐKT được các doanh nghiệp này tiếp nhận vào làm việc.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hoá tăng khá nhanh do chính sách thu hút đầu tư phát huy tác dụng, từ 4 doanh nghiệp năm 2000 lên 10 doanh nghiệp năm 2007; các doanh nghiệp loại này thường có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thu hút nhiều lao động/ doanh nghiệp. Số lao động năm 2007 làm việc trong các doanh nghiệp loại này là 2.250 người chủ yếu là LĐKT 1.650 người.
- Cầu lao động trong các làng nghề không ngừng tăng, ngoài số làng nghề thủ công truyền thống, một số nghề mới được du nhập; nhân cấy nghề giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Lao động trong các làng nghề đa số có tay nghề cao, các nghệ nhân được truyền nghề từ đời này sang đời khác, bản sắc văn hoá được giữ gìn đồng thời thu nhập của lao động làng nghề thường cao hơn 2 đến 2,5 lần so với nghề nông nghiệp thuần. Thanh Hoá hiện có 67 làng nghề truyền thống và 116 làng nghề mới đang hoạt động thu hút số lượng thợ, nghệ nhân 37.479 người, hàng năm thu hút thêm 5.000 người (bảng 2.22).
Bảng 2.22: Các làng nghề và lao động đang sử dụng năm 2007
TT Tên làng nghề Số làng nghề Số thợ, nghệ nhân đang làm việc(người) Làng nghề truyền thống 67 17548
1 Dệt(chiếu, thảm, cói, thổ cẩm, tơ tằm, nhiễu..)
13 4.164
2 Đan lát(mây tre, giang…) 12 4.240
3 Làm nón lá 2 96
4 Mộc 3 846
5 Gốm 2 75
6 Sản xuất đá 3 1.020