II Cơ sở trực thuộc TW 100,00 100,00 9,67 90,32 0,00 48,
bao gồm nhiều thành phần như: công lập, ngoài công lập, cơ sở dạy nghề của đoàn thể, hội,
bao gồm nhiều thành phần như: công lập, ngoài công lập, cơ sở dạy nghề của đoàn thể, hội, doanh nghiệp…
Cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các cơ sở dạy nghề đó cố gắng huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi khả năng hiện có để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy và học, bồi dưỡng nõng cao trỡnh độ cho cán bộ, giáo viên, đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để mở rộng qui mô và phạm vi đào tạo, đem lại bước phát triển mạnh mẽ trong công tác dạy nghề.
Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về đào tạo LĐKT và về thị trường lao động từng bước được củng cố và tăng cường.
Đối với công tác quản lý đào tạo nghề: các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề đó triển khai kịp thời đến các trường, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề. Công tác quản lý về dạy nghề đó từng bước hoàn thiện, thực hiện hệ thống sổ sách quản lý dạy nghề; quy chế cấp và quản lý bằng nghề, chứng chỉ nghề; quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề dài hạn; nguyên tắc xây dựng chương trỡnh dạy nghề; quy định việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; quy định thu và sử dụng học phí; chính sách miễn giảm học phí, chế độ ưu đói đối với người có công với cách mạng và con của họ học nghề; chế độ học bổng và trợ cấp xó hội đối với học sinh trong các trường dạy nghề. Cán bộ phòng quản lý đào tạo nghề đã tích cực hoạt động và đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về các quyết định trong quản lý dạy nghề và chính sách về khuyến khích phát triển DN có kết quả.
Đối với việc tạo lập và quản lý phát triển thị trường lao động, Thanh Hoá đã triển khai các văn bản pháp luật của nhà nước về lao động bao gồm: Pháp lệnh hợp đồng lao động (1990); Bộ Luật Lao động (1994) đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006; Bộ Luật Tố tụng Dân sự (2004) (bao gồm thủ tục giải quyết tranh chấp lao động); Luật BHXH năm 2006; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; hàng chục văn bản cấp Chính phủ còn hiệu lực để hướng dẫn, thi hành Bộ Luật Lao động và các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hợp tác xã, Luật BHXH v.v... và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các luật trên, đã tạo bước đột phá cho thị trường lao động phát triển.