Cần có chính sách phân luồng đào tạo, định hướng nghề nghiệp để dễ tìm việc làm hơn,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 51 - 53)

- Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Cần có chính sách phân luồng đào tạo, định hướng nghề nghiệp để dễ tìm việc làm hơn,

Cần có chính sách phân luồng đào tạo, định hướng nghề nghiệp để dễ tìm việc làm hơn, tránh tình trạnh đào tạo không phù hợp với nhu cầu gây lãng phí cho xã hội.

Bảng 2.15: Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị phõn theo

trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006

Tổng số Tỷ lệ (%)

Chung 8595 100,0

1.Chưa qua đào tạo 4735 55,1

2.Công nhân kỹ thuật không có bằng 253 2,9

3.Có chứng chỉ nghề 267 3,1

4.Có bằng nghề 178 2,1

5.Trung học chuyên nghiệp 1195 13,9 6.Cao đẳng, đại học trở lên 1967 22,9

Nguồn: Điều tra việc làm, thất nghiệp năm 2006- Sở LĐ-TB&XH Thanh Hoá.

2.3. Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật

Phát triển LĐKT bao gồm các nội dung chủ yếu là: cung, cầu LĐKT và quản lý nhà nước về LĐKT.

2.3.1. Thực trạng phát triển cung lao động kỹ thuật

Nhân lực đáp ứng cho thị trường lao động tại Thanh Hoá các năm qua bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận chưa có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Việc cung ứng chủ yếu qua các kênh: do học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường, các cơ sở đào tạo LĐKT trên địa bàn, do chợ việc làm, do đơn vị sử dụng tự tuyển lao động chưa có nghề, lao động phổ thông để đào tạo. Hình thức tuyển có thể đơn vị (người) sử dụng tuyển trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian như: doanh nghiệp cung ứng lao động, trung tâm (văn phòng) giới thiệu việc làm, thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet..

Khác với nhân lực bậc cao chủ yếu là cung ứng từ các cơ sở đào tạo trung ương hoặc địa phương khác, LĐKT chủ yếu được đào tạo, kèm cặp, truyền nghề tại địa phương.

Thứ nhất, nguồn cung LĐKT quan trọng và lớn nhất là từ các trường, trung tâm cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Thanh Hoá, các trường, cơ sở dạy nghề trong những năm qua không ngừng tăng về số lượng và củng cố về chất lượng.

* Hệ thống cơ sở dạy nghề

Năm 2007, Thanh Hoá có mạng lưới đào tạo nghề với tổng số 77 cơ sở bao gồm 45 cơ sở đào tạo nghề công lập và 32 cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập; so với năm 2001 (chỉ có 48 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo là 22.125 người, trong đó dạy nghề dài hạn: 4.203 người chiếm 19% và dạy nghề ngắn hạn: 17.922 người chiếm 81%) tăng 2,1 lần, đây là một bước tiến vượt bậc của hoạt động đào tạo nghề Thanh Hóa. Tuy nhiên vẫn cũn 15 huyện và thị xó: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Yên Định chưa có trung tâm dạy nghề.

* Quy mô đà o tạo

Năm 2007 đào tạo 40.517 người, trong đó dài hạn: 8.437; ngắn hạn: 32.080 người, bình quân hàng năm số tuyển sinh DN tăng 10,5%. Theo cơ cấu chung, 78% học sinh học nghề tại các trường và trung tâm DN địa phương; các trường, cơ sở dạy nghề trực thuộc trung ương chỉ đào tạo 6,5% học viên trong tổng số (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) và 15,5% học viên theo học tại các cơ sở sản xuất và làng nghề theo hỡnh thức kèm cặp, truyền nghề.

Xét theo loại hỡnh cơ sở: các trường cao đẳng nghề thuộc địa phương đào tạo 6% số lượng học viên, các trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề có số lượng học viên theo học khá lớn với tỷ lệ lần lượt là 28% và 20%, các trường ĐH, CĐ, THCN có DN chỉ đào tạo 9% cũn lại 37% được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề khác như trung tâm Giáo dục thường xuyên - dạy nghề cấp huyện, lớp dạy nghề của doanh nghiệp...và hầu hết là đào tạo ngắn hạn.

Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp về số lượng học sinh học nghề trong tổng chung, tuy nhiên, đào tạo nghề dài hạn của các trường dạy nghề trực thuộc trung ương lại chiếm đa số với tỷ lệ 77%, cũn tỷ lệ của các cơ sở dạy nghề địa phương chỉ chỉ đạt 23%. Học viên hệ dài hạn phần lớn đang theo học tại các trường trung cấp nghề - chiếm 53%, số học viên dài hạn ở trường cao đẳng nghề là 21% và các trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề là 26%.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 51 - 53)