Cơ cấu cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 50)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH

2.2.2Cơ cấu cho vay tiêu dùng

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VPBank Nghệ An

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ CVTD 61.901 100 118.250 100 238.499 100 Phân theo mục đích

-Cho vay mua nhà 35.160 56,8 62.436 52,8 116.626 48,9

-Cho vay mua ô tô 17.208 27,8 35.002 29,6 75.604 31,7

-Cho vay hỗ trợ du học sinh 1.299 2,1 2.720 2,3 6.678 2,8

-Cho vay tín chấp nhân viên 4.890 7,9 10.051 8,5 22.419 9,4

-Cho vay tín chấp quản lý 3.344 5,4 8.041 6,8 17.172 7,2 Phân theo kỳ hạn

- Cho vay trung, dài hạn 26.556 42,9 52.739 44,6 121.873 51,1

(Nguồn: Báo cáo cho vay tiêu dùng các năm 2008, 2009, 2010 của VPBank Nghệ An)

Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VPBank Nghệ An vẫn tập trung vào một số

mục đích tiêu dùng nhất định như: cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay mua phương tiện đi lại, trong khi cho vay ở các mục đích khác chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Qua bảng trên cho thấy trong 3 năm 2008- 2010 cơ cấu cho vay tiêu dùng hầu như không thay đổi đáng kể, cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cho vay mua nhà năm 2008 chiếm 56,8%, năm 2009 chiếm 52,8% và năm 2010 chiếm 48,9% dư nợ cho vay tiêu dùng. Cho vay mua nhà thường là các khoản vay có giá trị lớn nên dư nợ chủ yếu tập trung vào loại cho vay này. Cho vay mua ô tô đang có tỷ trọng tăng dần, từ 27,8% năm 2008 lên 29,6% năm 2009, năm 2010 chiếm 31,7%, có thể nhận thấy VPBank đang tập trung vào mở rộng cho vay sản phẩm này. Điều này có thể lý giải là do hiện nay mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu được ở nhà mới và mua sắm phương tiện đi lại ngày càng tăng. Nắm bắt được nhu cầu này của thị trường, VPBank Nghệ An đã tập trung khai thác các sản phẩm một cách hợp lý giúp cho dư nợ các mục đích này luôn cao.

Cho vay tín chấp nhân viên và quản lý là những sản phẩm mới được triển khai trong thời gian ngắn nên tỷ trọng chưa cao. Đặc biệt trong thời gian đầu do hạn chế về đối tượng được cho vay tín chấp nên dư nợ đối với loại cho vay này đạt thấp, năm 2008 chỉ đạt 8.234 triệu đồng. Tuy sang năm 2009 ngân hàng đã mở rộng thêm các khách hàng làm việc trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng do đây là vay tín chấp có độ an toàn không cao, dư nợ mỗi khách hàng nhỏ nên vẫn

chưa được chú trọng phát triển. Năm 2009 dư nợ cho vay tín chấp là 18.092 triệu đồng, năm 2010 đạt mức 39.591 triệu đồng.

Cho vay hỗ trợ du học sinh chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2008 dư nợ cho vay hỗ trợ du học chỉ chiếm 2,1%, tương đương 1.299 triệu đồng. Năm 2009 dư nợ đạt 2.720 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2010 dư nợ tăng và tỷ trọng đối với cho vay hỗ trợ du học đều tăng, đạt 6.678 triệu đồng chiếm 2,8%. Nguyên nhân là do cho vay hỗ trợ du học là một sản phẩm khá mới và thực tế trên địa bàn thành phố Vinh nhu cầu vay du học chưa cao. Du học tại địa bàn chủ yếu là nhận học bổng hoặc có tích lũy trước, chủ yếu là các gia đình khá giả, nên việc vay chỉ là hỗ trợ thêm nên dư nợ của các khoản vay không lớn.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích tại VPBank Nghệ An

Năm 2008

Năm 2010

Nhìn chung, dư nợ cho vay ở các mục đích đều tăng khá đều qua các năm. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện đang được triển khai tại chi nhánh đang cho thấy được sự phù hợp với nhu cầu thị trường, có sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Tuy nhiên nếu nhìn vào cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng có thể thấy các sản phẩm này chưa thực sự đa dạng, chỉ mới đáp ứng được một số nhu cầu tiêu dùng nhất định của người tiêu dùng trên địa bàn. Mặt khác các sản phẩm này có nhiều đặc tính tương đồng với các sản phẩm cho vay của các ngân hàng khác do đó nếu không có được sự nổi bật, công tác phục vụ khách

hàng không tốt sẽ khiến khách hàng tìm đến ngân hàng khác khi có cùng nhu cầu.

Xét về kỳ hạn có thể thấy trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank Nghệ An thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về giá trị của hoạt động cho vay tiêu dùng, cơ cấu dư nợ vay tiêu dùng đang có sự chuyển dịch, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đang giảm dần và dư nợ cho vay trung dài hạn tăng dần. Năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tới 57,1% tương đương 35.345 triệu đồng, nhưng vào năm 2009 tỷ trọng này chỉ còn 55,4% tương đương 65.511 triệu đồng. Sang năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn là 116.626 triệu đồng, chỉ chiếm 48,9%. Trong khi đó dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng từ 43,9% năm 2008 đã tăng lên 45,6% năm 2009 và năm 2010 tỷ trọng đã chiếm 52,1% tương đương 121.873 triệu đồng.

Nguyên nhân chính là do trong thời kỳ khủng hoảng chung của nền kinh tế, để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn VPBank Nghệ An chỉ muốn cho vay các sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Sau đó, cùng với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế VPBank Nghệ An đã tiến hành giải ngân nhiều hơn cho các khoản vay trung và dài hạn nhằm thu hút khách hàng. Đây là xu hướng tất yếu mà ngân hàng cần tiến hành trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong cho vay tiêu dùng trên thị trường cũng như thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 50)