15 Korea's Globalization in the 1990s – Korea’s Economy – Asianinfo.or g-
2.1.2 Bối cảnh ngành dịch vụ của Hàn Quốc
Nhìn chung các ngành dịch vụ của Hàn Quốc phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường nội địa hơn xuất khẩu, do đó đây là một ngành không có khả năng được bù đắp bằng việc gia tăng xuất khẩu, bởi thế đây là một ngành ít bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế giới.
Biểu đồ trên thể hiện theo chỉ số thay đổi year – on – year, tức thể hiện mức độ thay đổi của cùng một nhân tố trong cùng điểm thời gian tương tứng (theo tháng hoặc theo quý) với năm trước đó. Qua đó ta có thể thấy so với ngành công nghiệp, ngành dịch vụ của Hàn Quốc tăng trưởng khá ổn định, sau cuộc khủng hoảng tài
16 Overview – Korea’s Economy – Asianinfo.org http://www.asianinfo.org/asianinfo/korea/economy.htm17 Overview – Korea’s Economy – Asianinfo.org http://www.asianinfo.org/asianinfo/korea/economy.htm 17 Overview – Korea’s Economy – Asianinfo.org http://www.asianinfo.org/asianinfo/korea/economy.htm
Sản xuất
Dịch vụ
Biểu đồ 2.1: Biến động trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ của Hàn Quốc
Nguồn: Summary and Assessment - Monthly Economic Trends – KDI –
chính năm 2008, ngành này đã từng bước phục hồi. vào thời điểm cuối năm 2010, Hàn Quốc phải đối mặt với áp lực của lạm phát gia tăng, tuy nhiên dịch vụ của Hàn Quốc vẫn duy trì ở mức tăng nhẹ.18 Hiện nay ngành dịch vụ của Hàn Quốc đang thu hút tới hơn 63.6% tổng lao động của toàn quốc. 19.
•Ngành dịch vụ của Hàn Quốc là một ngành có vị thế quan trọng
Ngành dịch vụ của Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế của Hàn Quốc. Nếu năm 1970 tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 44.7% tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế thì đến năm 2005 tỷ trọng của ngành này đã tăng lên 11.6% chiếm 56.3%. Đây cũng là ngành chiếm tới 66% lao động của Hàn Quốc năm 1997 và 70% tổng lao động năm 2001.
Tầm quan trọng cũng như khả năng cạnh tranh của dịch vụ đã ngày càng sáng rõ từ nhữ năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Với tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế, ngành dịch vụ vừa là ngành có khả năng kéo kinh tế Hàn Quốc đi lên, lại vừa có thể là ngành đẩy nền kinh tế này đi xuống. Bởi vậy việc quan tâm và nâng cao chất lượng, năng lực của ngành dịch vụ là yếu tố quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
•Ngành dịch vụ của Hàn Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.
Về cơ cấu thành phần, dịch vụ của Hàn Quốc bao gồm các ngành sau:
Dịch vụ phân phối: Thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ, dịch vụ kho vận
18Monthly Economic Trends - KDI – 12/2010
19 Service Sector Employment Outpaces Manufacturing - Arirang News / May 25, 2010
11:11 KST
Bảng 2.1: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng cơ cấu các ngành kinh tế của
Hàn Quốc (%)
Nguồn: Hyun-Jeong Kim, The Shift of the service economy: Causes and
Dịch vụ sản xuất: Thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ bất động sản, dịch vụ kinh doanh, cho thuê máy móc thiết bị, quảng cáo và truyền thông
Dịch vụ xã hội: Hành chính, quốc phòng, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội
Dịch vụ cá nhân: Nhà hàng, khách sạn, phim truyện và giải trí, dịch vụ văn hóa, dịch vụ sửa chữa và các dịch vụ cá nhân khác
Hiện nay ngành dịch vụ của Hàn Quốc phát triển nổi bật với các ngành bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn, thẩm mỹ, dịch vụ y tế, và vui chơi giải trí. Việc nâng cấp cơ sở vật chất của giao thông vận tải và truyền thông liên lạc đã làm gia tăng thu nhập, thúc đẩy sự tinh tế trong tiêu dùng. Mặt khác ưu đãi thuế của chính phủ đã khuyến khích sự phát triển mạng lưới phân phối hiện đại của chuỗi cửa hàng, siêu thị và khu mua liên hợp sắm thương mại. Những lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng trong ngành dịch vụ của Hàn Quốc.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các lĩnh vực trong ngành dịch vụ Hàn Quốc
(Quy về giá trị hiện tại) (Theo nguyên giá)
Theo sơ đồ trên, dịch vụ sản xuất là lĩnh vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực dịch vụ của hàn quốc, chiếm tới 25% tổng giá trị của ngành dịch vụ.
•Tỷ trọng chi tiêu cho dịch vụ ngày một gia tăng
Nguồn: Hyun-Jeong Kim, The Shift of the service economy: Causes and
Tỷ trọng chi tiêu của người dân Hàn Quốc cho dịch vụ ngày một gia tăng đặc biệt đối với các ngành như du lịch, đào tạo, văn hóa:
Bảng 2.2: Tỷ trọng dịch vụ trong tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng (%)
Nguồn: Hyun-Jeong Kim, The Shift of the service economy: Causes and Effects – 7/2006
Theo đó từ năm 1985, tỷ trọng của dịch vụ trong tiêu dùng của người dân đã chiếm 53% nếu tính theo nguyên giá và chiếm 43% nếu quy đổi dòng tiền theo thời gian. Cũng theo quy đổi dòng tiền theo thời gian, tỷ lệ chi tiêu cho ngành dịch vụ không ngừng gia tăng. Nếu năm 1985 tỷ lệ này chỉ chiếm 43% thì năm 1995 tỷ lệ này đạt 51.8% và năm 2005 đạt 56.6%.
•Ngành dịch vụ đóng góp đáng kể trong hoạt động xuất nhập khẩu
Ngành dịch vụ còn đóng góp đáng kể trong hoạt động xuất nhập khẩu của Hàn Quốc:
Nguồn: Hyun-Jeong Kim, The Shift of the service economy: Causes and Effects – 7/2006
Mặc dù có một số biến động, nhưng nhìn chung tỷ trọng của dịch vụ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu Hàn Quốc tăng theo thời gian, trong những năm 1996 – 1998 tỷ trọng dịch vụ trong tổng giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 15%, và trong tổng giá trị nhập khẩu chiếm khoảng 17%.
Như vậy với vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là một ngành chiếm tỷ trọng tới trên 50% của nền kinh tế, bao gồm nhiều lĩnh vực mũi nhọn như ngân hàng bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn, thẩm mỹ, chiếm trên 50% tỷ trọng chi tiêu của người dân Hàn Quốc và trên 15% giá trị xuất – nhập khẩu. Do đó trong chiến lược xây dựng mô hình đo lường sự thỏa mãn khách hàng, Hàn Quốc đã đặt ưu tiên cho việc nghiên cứu ngành dịch vụ, nhằm xây dựng lên một hệ thống đo lường hiệu quả, phù hợp cho ngành dịch vụ của Hàn Quốc.